| Hotline: 0983.970.780

Bị kiểm tra đột xuất, nhà máy rác không chấp hành

Thứ Sáu 13/07/2018 , 10:15 (GMT+7)

Chiều 11/7, tại buổi họp báo định kỳ tháng 6 do Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Cà Mau tổ chức, ông Mã Minh Tâm, PGĐ Sở xây dựng tỉnh này cho biết, đơn vị đã nhiều lần thành lập đoàn kiểm tra Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau. Tuy nhiên...

Tuy nhiên, chỉ đi đến cổng doanh nghiệp này rồi quay trở về.

Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống

Theo đó, lý do mà doanh nghiệp này đưa ra để khước từ, không cho đoàn kiểm tra tiếp cận nhà máy được đưa ra, nếu muốn vào kiểm tra, tổ công tác phải xây dựng lịch trình, kế hoạch gửi trước cho nhà máy. Điều này, có thể xem là một nghịch lý, khiến dư luận bức xúc.

Từ năm 2012 đến nay, Sở Xây dựng Cà Mau đã tổ chức 2 đoàn kiểm tra, đo đếm tỷ lệ xử lý rác của nhà máy. Cụ thể, đợt 1 vào tháng 11/2012, đợt 2 vào tháng 2/2016. Thời gian mỗi đợt kiểm tra được kéo dài 3 ngày, qua kiểm tra kết quả của đợt 1 cho thấy, tỷ lệ chôn lấp, sau xử lý đạt 8,21% và đợt 2 là 7,9%.

Qua 2 đợt kiểm tra, nhà máy này đã thực hiện đúng quy định hay không, hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Bởi hiện vẫn chưa có cơ chế giám sát, phối hợp việc thực hiện hoạt động của nhà máy. Theo đại diện Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau, việc kiểm tra đột xuất rất khó khăn, khi tổ công tác đến kiểm tra, nhà máy không mở cửa.

“Hiện chúng tôi đã xây dựng quy chế phối hợp và đang chờ thông qua. Nội dung quy chế nêu rõ, việc kiểm tra định kỳ, đột xuất và nhà máy phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo quy định”, ông Tâm nói.

Theo ông Tâm, đã qua Sở Xây dựng đã nhiều lần kiểm tra đột xuất, nhưng không nhận được sự hợp tác từ phía nhà máy. Gần đây nhất, vào tháng 6 vừa qua, sau khi tiếp nhận thông tin ruồi xuất hiện gần khu vực mà nhà máy hoạt động, đơn vị này đã thành lập đoàn kiểm tra nhưng cũng không có kết quả. “Phía nhà máy không hợp tác với lý do là phải có kế hoạch kiểm tra mới cho vào”, ông Tâm cho biết thêm.

Được biết, dự án nhà máy xử lý rác TP Cà Mau được phê duyệt với diện tích 35 ha. Năm 2012, tỉnh này đã giao đất với diện tích 25ha. Đến tháng 2/2015 nhà máy tiến hành bảo trì, sửa chữa, theo kế hoạch mà nhà máy đăng ký thời gian bảo trì được thực hiện trong 2 tháng. Tuy nhiên, mãi đến tháng 8/2015 việc bảo trì mới được hoàn thành. Cùng với đó, nhà máy đã mượn quỹ đất 2 ha để tiến hành trữ rác.

Theo cam kết của nhà máy, sau khi hoàn tất công tác bảo trì thì công suất xử lý rác đạt khoảng 200 tấn/ngày. Trong khi đó, lượng rác mà đơn vị này thu gom về mỗi ngày chỉ khoảng 188 tấn. Tuy nhiên, hiện tại đây, vẫn còn một lượng lớn rác thải, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống.

Trước đó, UBND phường Tân Xuyên, TP. Cà Mau đã có báo cáo về việc gây ô nhiễm môi trường của Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau khiến cơ quan chức năng và người dân ở đây vô cùng bức xúc.

Theo phản ánh của người dân ở khu vực này, những ngày gần đây, liên tiếp có những trận mưa, những dòng nước đen, hôi thối từ nhà máy chảy ra môi trường, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng đời sống người dân địa phương. Nhiều hộ dân nuôi trồng thuỷ sản và trồng màu ở khu vực này lo lắng nguồn nước ô nhiễm chưa qua xử lý chảy ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất cũng như nuôi trồng thuỷ hải sản của người dân nơi đây.

Ngày 20/6 vừa qua, Phòng Tài nguyên – Môi trường TP. Cà Mau cũng đã phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh tiến hành kiểm tra, khảo sát tình hình ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau.

Qua kiểm tra, đoàn công tác nhận thấy, tại khuôn viên nhà máy còn tồn động một lượng rác lớn, phát ra mùi hôi thối, xung quang tập trung nhiều ruồi, đường nội bộ bị hư hỏng, hệ thống xử lý nước thải không vận hành, chỉ sục khí tại bể Aerotank 01.

Qua tìm hiểu, nhiều hộ dân mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc sớm xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường ở khu vực nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau, tránh phát sinh những mầm bệnh khác đe doạ đến sức khoẻ cũng như đời sống của người dân.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm