| Hotline: 0983.970.780

Bí quyết "đàn ông" của vua Minh Mạng

Thứ Hai 23/01/2012 , 08:40 (GMT+7)

Theo sử sách, vua Minh Mạng không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người.

Lăng vua Minh Mạng
Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước hơn 1.000 năm, mở ra thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập và thống nhất.

Tiếp theo là các vương triều như Lý, tiền Lê, Trần, Hồ, Lê… nhưng duy nhất có vương triều nhà Nguyễn là có nhiều chuyện trong nội cung. Tiêu biểu là đời vua Minh Mạng, dưới đây xin kể đôi nét về vị vua nổi tiếng có "sức đàn ông" phi thường.

Vua Minh Mạng sinh năm 1791, là con thứ 4 của vua Gia Long, năm 30 tuổi (1820), thái tử Nguyễn Phúc Đảm (thường gọi Thái tử Đảm) lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Ông đã có những cải đổi lớn lao nhiều định chế công quyền, hành chính, pháp luật, thuế khóa, đinh điền, tu soạn sử sách, địa lý và lập các cơ sở dưỡng tế. Minh Mạng cũng đã cho thành lập Quốc tử quán, ấn định học hiệu và thi cử, cải đổi cơ cấu triều đình thành nội các với Lục bộ và Cơ mật viện, đổi trấn thành tỉnh và chia vị trí đất nước thành 31 tỉnh.

Theo sử sách, vua không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hằng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt. Không chỉ có thế, vua thường thức đến tận canh ba để làm việc. Điều đó cho thấy vua Minh Mạng có một “thể chất tiên thiên" - cường tráng bẩm sinh. Chính sự khỏe mạnh do rèn luyện cơ thể đó đã góp phần không nhỏ làm nên trí lực của vị vua này.

Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng, Hoàng đế Minh Mạng có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn. Vua có sức khoẻ phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể "chiều" đến 5 – 6 cung tần. Bởi vậy mà người ta thường nói Hoàng đế Minh Mạng là vị vua nổi tiếng có sức khoẻ cường tráng. Tuy nhiên cho đến nay, không có tài liệu nào cho biết chân dung và thể lực của ông như thế nào, chỉ biết vua có nhiều vợ và rất đông các phi tần; có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Cũng do đó mà đã có giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có "sức đàn ông" phi thường như thế là nhờ các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng. Như phương bồi bổ Minh Mạng thang, gồm hai toa thuốc: Nhất dạ ngũ giao và Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử - được thầy thuốc căn cứ vào thể chất và sinh hoạt của vua để lập ra thang thuốc rượu, mà đấng quân vương nhà Nguyễn trở thành chiến binh dũng mãnh chốn phòng the.

Minh Mạng thang gồm những loại dược liệu gì? Có bạch linh, bạch thược, cẩu kỷ tử, đại táo, đỗ trọng, đương quy, sa sâm, nhục quế, thục địa, phòng phong, huỳnh kỳ... và vô số thảo dược khác. Thang thuốc có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường tinh khí, phục hồi khí huyết và tăng tuổi thọ. Vì thế, theo các nhà y học hiện đại, “phép thần thông” mà người ta đồn đại về Minh Mạng thang không hoàn toàn đúng 100%.

Lục lại y sử thấy rõ, vua Minh Mạng là người có thực lực tính dục bẩm sinh, hứng thú ân ái. Những toa thuốc vua dùng chỉ mang tính trợ lực, chứ không phải đóng vai trò quyết định. Ngoài ra, có một bằng chứng đơn giản, nếu Minh Mạng có bài thuốc thần diệu như vậy thì tại sao vua Tự Đức (cháu nội) lại không áp dụng được mà vẫn bị bất lực, không con?

Tuy nhiên, hiện nay huyền thoại bài thuốc "tăng cường sinh lý, như ý phòng the" của vua Minh Mạng lúc nào cũng thu hút những đấng mày râu bị mắc chứng bệnh hiếm muộn, đang yếu muốn mạnh, vốn mạnh càng muốn mạnh hơn. Song một thực tế là, chỉ riêng toa Minh Mạng thôi đã có hơn chục biến tấu, chất lượng dược liệu cũng bấp bênh. Nếu người vốn liếng chẳng bao nhiêu không biết tự lượng sức mình, mỏi gối chồn chân mà cứ dùng thuốc khích hứng thì quả là tai hại.

Để cùng tham khảo cho vui trong ngày xuân, dưới đây xin nêu các vị thuốc trong phương mà Hoàng đế Minh Mạng đã dùng.

* Nhất dạ ngũ giao phương: Dược liệu gồm Nhục thung dung 12g, Táo nhân 8g, Xuyên quy 20g, Cốt toái bổ 8g, Cam cúc hoa 12g, Xuyên ngưu tất 8g, Nhị hồng sâm 20g, Chích Kỳ 8g, Sinh địa 12g, Thạch hộc 12g, Xuyên khung 12g, Xuyên tục đoạn 8g, Xuyên đỗ trọng 8g, Quảng bì 8g, Cam kỷ tử 20g, Đảng sâm 10g, Thục địa 20g, Đan sâm 12g, Đại táo 10 quả, Đường phèn 300g.

Cách bào chế: Đường phèn để riêng. Còn 19 vị thuốc còn lại cho vào bình đổ 3 lít rượu nếp cao độ (40 – 45 độ cồn), ngâm trong 5 ngày liền, sang ngày thứ 6 thì nấu nửa lít nước sôi cho 300g đường phèn vào cho tan hết, để nguội mới đổ vào bình rượu thuốc đã ngâm, trộn đều để đến ngày thứ 10 là có thể dùng được. Ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối) mỗi lần chỉ uống 1 ly chừng 25 – 30ml và dùng liên tục cho đến hết. Lưu ý trong những ngày ngâm thuốc cần dùng que khuấy đảo thuốc trong bình ngày 1 – 2 lần vì đây là hình thức chiết lạnh.

* Nhất dạ lục giao phương: Dược liệu gồm Thục địa 40g, Đào nhân 20g, Sa sâm 20g, Bạch truật 12g, Vân quy 12g, Phòng phong 12g, Bạch thược 12g, Trần bì 12g, Xuyên khung 12g, Cam thảo 12g, Phục linh 12g, Nhục thung dung 12g, Tần giao 8g, Tục đoạn 8g, Mộc qua 8g, Câu kỷ tử 20g, Thương truật 8g, Độc hoạt 8g, Đỗ trọng 8g, Đại hồi 4g, Nhục quế 4g, Cát tâm sâm 20g, Cúc hoa 12g, Đại táo 10 quả.

Cách bào chế: 24 vị thuốc trên ngâm cùng 2 lít rưỡi rượu nếp ngon để trong 7 ngày, hàng ngày lắc nhẹ hoặc khuấy đều 1- 2 lần, ngày thứ 8 lấy 150g Đường phèn nấu nước sôi rồi hòa tan, để nguội đổ vào bình thuốc ngâm, trộn đều, ngâm tiếp đến ngày thứ 10 mang ra dùng. Ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 ly chừng 25 – 30ml. Có thể chắt rượu ra để dùng dần. Bã thuốc còn lại cho 1 lít rượu nếp ngon ngâm tiếp trong 1 tháng là lấy ra dùng.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm