| Hotline: 0983.970.780

Bí quyết để con nghêu Bến Tre được cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC

Chủ Nhật 26/11/2017 , 07:21 (GMT+7)

Để thực hiện mục tiêu vừa khai thác, vừa bảo tồn và phát triển, người dân ở dây dùng cào sắt có phân loại kích cỡ nghêu để khai thác. Thường nghêu thịt khi đươc khai thác phải đạt kích cỡ từ 50-60 con/kg, nếu bé hơn thì nghêu đó cũng sẽ được giữ lại...

Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển và 4 cửa biển là hạ nguồn của 4 nhánh sông của dòng Mê Kông, tạo nhiều bãi bồi nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng  thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể… Trong đó, nghề khai thác nghêu tại các cửa biển mang lại giá trị kinh tế cao và ổn định cho người dân vùng ven biển tại 3 huyện giáp biển của Bến Tre là Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

Hoạt động khai thác nghêu ở Bến Tre

Hiện nay, sản lượng khai thác nghêu ở Bến Tre gồm khai thác nghêu thịt và nghêu giống với diện tích vùng nuôi nghêu tập tập trung tại các HTX ước đạt 4.000ha. Tính từ đầu năm đến tháng 11 năm 2017, sản lượng khai thác nghêu thịt ở Bến Tre đạt 3.373 tấn, nghêu giống đạt 228 tấn. Bình quân sản lượng nghêu thịt các năm giai đoạn trước ước đạt trên 4.700 tấn/năm, mang lại giá trị kinh tế hàng trăm tỷ đồng. Nghêu thịt được ngư dân vùng ven biển Bến Tre coi như là một sản vật của thiên nhiên ban tặng, người dân nơi đây coi nghêu là tài sản chung, cùng khai thác cùng bảo vệ con nghêu.

Ông Võ Văn Thơm (60 tuổi) ở ấp Thới Lợi 2, xã Thới Thuận huyện Ba Tri, là một ngư dân chuyên nghề đi biển đánh bắt hải sản cho biết: “Hiện  khai thác nghêu tại xã Thới Thuận khi nghêu tới thời điểm khai thác nghêu giống, nghêu thịt để bán nghêu giống thì mọi người được vào khai thác tính công, ai làm nhiều được tính công nhiều, mỗi thùng được tính 350.000 đồng. Bên cạnh đó, gia đình tôi có 4 người là thành viên của HTX nên được chia thêm lợi nhuận gần 10  triệu đồng mỗi năm.”

Hiện nay, Bến Tre có 9 HTX nuôi trồng và khai thác nguồn lợi từ con nghêu trong đó có những HTX có doanh thu khai thác lớn hàng chục tỷ đồng mỗi năm như Rạng Đông, Đồng Tâm, Thanh Thủy, An Thủy, Thạnh Lợi,…

Ông Huỳnh Thanh Phương, PGĐ Kinh Doanh HTX Thủy Sản Rạng Đông cho biết: “Hiện nay, diện tích mặt nước vùng có nghêu sinh sống tại xã Thới Thuận ước tính gần 20.000 ha, nghêu tập trung nhiều khoảng 1.500ha do đó rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi và khai thác nghêu phát triển. Năm 2016, doanh thu khai thác nghêu của HTX đạt gần 46,7 tỷ đồng. Do đầu năm đến nay, một số lượng lớn nghêu chết nên đến thời điểm hiện tại doanh thu chỉ mới khoảng 20 tỷ đồng.

 Tuy nhiên, thời tiết năm nay không quá nóng, thuận lợi cho con nghêu phát triển, vì nghêu rất sợ nóng, nếu nắng nóng kéo dài trên 1 tháng thì nghêu sẽ chết. Dự kiến từ đây đến cuối năm tập trung khai thác để tăng sản lượng”.

Để thực hiện mục tiêu vừa khai thác, vừa bảo tồn và phát triển, người dân ở dây dùng cào sắt có phân loại kích cỡ nghêu để khai thác. Thường nghêu thịt khi đươc khai thác phải đạt kích cỡ từ 50-60 con/kg, nếu bé hơn thì nghêu đó cũng sẽ được giữ lại cho kỳ khai thác tiếp theo. Thông thường nghêu đến tháng tư, tháng năm là đến mùa nghêu sinh sản, để tránh tình trạng cạnh tranh thức ăn, nghêu chết, người ta cũng thường khai thác nghêu cám, nghêu trung đạt kích cỡ từ 200 đến  250 con/kg để bán nghêu giống khi số lượng chúng nhiều, giúp tăng doanh thu đáng kể từ việc bán nghêu giống.

Năm 2009 con nghêu Bến Tre được Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), Hội đồng Bảo tồn biển quốc tế (MSC) cấp chứng nhận MSC, chứng chỉ MSC có giá trị như một giấy thông hành, đảm bảo phát triển thủy sản an toàn và là thương hiệu bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Khi sản phẩm được khai thác, có bảo vệ môi trường thì giá cá bán ra sẽ được tăng lên.

Ở Bến Tre, khi nghề khai thác nghêu được đánh giá theo tiêu chuẩn chứng nhận MSC, sản phẩm bán ra có giá tăng từ 25 – 30%. Nếu giá bán nghêu trước năm 2009 có giá 18.000 đồng/kg thì khi được cấp giấy chứng nhận MSC giá nghêu hiện nay đã tăng lên từ 20.000 -25.000 đồng/kg.

Khai thác nghêu bằng cào sắt để phân loại nghêu vừa khai thác vừa bảo tồn

Ông Huỳnh Văn Cung, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Bến Tre, cho biết:  “Hiện nay, nghề nuôi nghêu ở Bến Tre có thuận lợi là được sự quan tâm và tạo điều kiện phát triển của các cấp lãnh đạo, các ngành của tỉnh, được sự đồng thuận của người dân trong việc khai thác và bảo vệ, phát triển. Các bãi nghêu của tỉnh chủ yếu ven biển, có thể phát triển về lâu dài. Nghêu Bến Tre đã trở thành biểu tượng con nghêu của Việt Nam trên thương trường quốc tế, bởi vì nghêu có kích cỡ thương phẩm lớn, chất lượng thơm ngon, đảm bảo ATTP đặc biệt đã được Hội đồng bảo tồn biển Quốc tế (Marine Stewardship Council) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC. Vì thế, nghêu thịt chẳng những được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều thị trường lớn trên thế giới như: EU, Bắc Mỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc,…mang về giá trị lớn ngoại tệ. 

Để bảo vệ và phát triển con nghêu bền vững hơn nữa, trong thời gian tới  cần tập trung một số giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục duy trì chứng nhận MSC cho con nghêu Bến Tre đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.

Thứ hai, hằng năm đều có các khuyến cáo về kích cỡ, thời điểm khai thác đối với HTX nghêu; tăng cường quản lý khai thác nghêu giống tại các HTX. Thứ ba, phối hợp với viện, trường xây dựng các mô hình nuôi nghêu bền vững han chế tình trạng nghêu chết xảy ra hàng loạt như những năm trước đây.

Ngoài ra, Chi cục cũng tham mưu đề xuất các chính sách phát triển nuôi nghêu trên các bãi bồi nhằm tăng năng suất, sản lượng góp phần tăng giá trị xuất khẩu cho tỉnh nhà.”

“Khi sản phẩm được khai thác, có bảo vệ môi trường thì giá cá bán ra sẽ được tăng lên. Ở Bến Tre, khi nghề khai thác nghêu được đánh giá theo tiêu chuẩn chứng nhận MSC, sản phẩm bán ra có giá tăng từ 25 – 30%. Nếu giá bán nghêu trước năm 2009 có giá 18.000 đồng/kg thì khi được cấp giấy chứng nhận MSC giá nghêu hiện nay đã tăng lên từ 20.000 -25.000 đồng/kg.”

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm