| Hotline: 0983.970.780

Bí quyết thành công nuôi gà nòi lai chăn thả quy mô lớn

Thứ Sáu 20/07/2018 , 07:30 (GMT+7)

Nhận thấy thị trường đầu ra ổn định, giá bán cao, gia đình bà Chút ở khu phố 3, phường Văn Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận đã tìm tòi học hỏi nuôi gà nòi lai theo cách chăn thả quy mô lớn để phát triển kinh tế.

09-00-19_dsc03522
Đàn gà nòi lai của bà Chút

Bà Chút cho biết, trước đây bà cũng nuôi gà nòi nhưng chỉ để phục vụ bữa ăn gia đình. Năm 2013, tình cờ được người quen giới thiệu giống gà nòi lai ở Bến Tre, bà nhờ mua 100 con giống về nuôi thử. Thấy giống gà này dễ nuôi, ít bệnh, thịt dai, ngon, thương lái yêu cầu cung cấp thêm nhưng không còn gà để bán. Bà bàn bạc với chồng vào Bến Tre để học hỏi thêm kinh nghiệm, tích lũy kiến thức. Sau đó nhập thêm 500 con giống, xây dựng lại chuồng trại, mở rộng diện tích nuôi.

“Khi đã tích lũy được kinh nghiệm, tôi quyết định tăng số lượng đàn. Trong trại thường xuyên có trên 500 con gà thịt đủ tiêu chuẩn xuất chuồng, chưa kể gà mới thả. Đây là giống gà nòi chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, giá bán 80.000 - 90.000 đồng/kg nên rất an tâm đầu tư nuôi”, bà Chút nói.

Theo bà Chút, bí quyết để thành công với giống gà nòi cần phải nắm vững kỹ thuật, trong đó việc hạn chế gà đá nhau và vệ sinh phòng dịch là yếu tố quyết định đối với việc thành bại. Kế đến là thức ăn phải đảm bảo chất lượng và tránh lãng phí, nước uống cũng phải sạch.

Đặc biệt, phải tiêm vắc xin cho đàn gà đúng theo lịch quy định. Thường xuyên kiểm tra đàn gà để có thể nhận biết được con nào có dấu hiệu bệnh, yếu để cách ly, “dưỡng” lại và tiến hành trị cả đàn để tránh lây lan. Rượu tỏi được gia đình bà ngâm để bổ sung định kỳ cho gà có thêm sức đề kháng, khỏe mạnh.

Các máng ăn và máng uống đều thường xuyên được phun thuốc khử trùng. Mỗi lần xuất chuồng phải làm vệ sinh thật kỹ, thay nền trấu mới nên chuồng trại giảm thiểu tối đa mùi hôi, thông thoáng. Tất cả chất lót nền cũ được đem ủ hoai cùng với phân bò để rải cho vườn nho, táo và rau của gia đình.

Để đàn gà khỏe mạnh, mau lớn, chuồng trại được thiết kế đúng quy cách, nơi cao ráo, thoáng khí, đủ ánh sáng. Nền chuồng được phủ một lớp trấu dày 10cm, bề mặt chuồng được rải kín, dùng cào sơ qua lớp mặt đệm lót.

Sau đó, rắc đều chế phẩm men Balasa lên bề mặt chất độn, tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều. Xung quanh chuồng phải có tấm bạt che phủ, nhất là vào ban đêm hoặc vào những ngày mưa gió, đảm bảo ấm áp vì nơi ẩm thấp, gió lạnh, gà sẽ dễ bị cảm lạnh và lây nhiễm, nhất là bệnh hô hấp và tiêu chảy.

Giai đoạn gà giò sau khi cho ăn bữa sáng, thả ngoài vườn táo để chúng chạy nhảy, tự tìm thức ăn xanh, côn trùng. Bố trí máng ăn, máng uống ngoài vườn để gà tập trung mổ thức ăn. Sử dụng lưới rào xung quanh. Buổi chiều cho gà vào chuồng trại tập trung.

Về chế độ thức ăn, cho gà ăn thức ăn công nghiệp, ngày cho ăn 2 cữ vào buổi sáng và chiều. Buổi trưa cho ăn thóc, bắp nấu chung với rau lang, rau muống, rau dền, cây chuối... trộn với cám, gạo, bắp, bổ sung vitamin C vào nước. Gia đình để một khoảng đất trồng rau lang, rau muống, chuối... để bổ sung rau xanh cho đàn gà. Nếu thời tiết trở lạnh, trong thức ăn của gà phải bổ sung một ít chất men hoặc rượu tỏi để tăng sức đề kháng.

Hiện tại, mỗi tháng bà Chút xuất chuồng một lứa gà thịt, mỗi lứa khoảng từ vài trăm đến cả ngàn con, bình quân mỗi con nặng từ 1,6 – 2kg (gà mái) và 2,2 – 2,5kg (gà trống), giá bán dao động từ 80.000 - 90.000 đồng/kg (thời gian nuôi khoảng 4 tháng), đem lại lợi nhuận trên 30 triệu đồng/lứa. Sau mỗi lần xuất chuồng, bà lại thả thêm lứa mới. Nhờ vậy mà trại lúc nào cũng đủ gà thương phẩm để cung cấp cho bạn hàng.

Thời gian tới, gia đình bà Chút tiếp tục đầu tư mua máy ấp trứng và học hỏi thêm kinh nghiệm để tự sản xuất giống, từ đó có thể tự cung cấp con giống cho bà con tại địa phương.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm