| Hotline: 0983.970.780

Bia cổ gần 900 năm tuổi độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Thứ Hai 10/07/2017 , 13:50 (GMT+7)

Nặng trên 1 tấn, được tạc bằng đá xanh nguyên khối, bia Sùng Thiện Diên Linh (chùa Long Đọi Sơn, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam với tuổi đời gần 900 năm, có kích thước lớn nhất thời Lý.

Nội dung văn bia

Theo lịch sử còn ghi chép lại, bia Sùng Thiện Diên Linh do đích thân vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tác và ngự đề. Bia được dựng vào ngày mồng 6 tháng 7 năm Tân Sửu, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121).

15-05-53_nh_1
Bia Sùng Thiện Diên Linh được đặt tại chùa Long Đọi Sơn

Mặt trước của bia khắc tổng số 4.257 chữ Hán. Trán bia được khắc với tên “Đại Việt quốc đương gia Đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh bảo tháp bi” do chính nhà vua Lý Nhân Tông ngự đề theo lối chữ phi bạch, chia thành 7 hàng dọc mỗi hàng hai chữ.

Bài ký được chia làm 3 phần: Phần một: Ca ngợi Phật Thích Ca và giáo lý sâu sắc huyền diệu của đạo Phật; phần hai: Ca ngợi vua Lý Nhân Tông; phần ba: Kể lại quá trình xây dựng tháp Sùng Thiện Diên Linh cùng ngôi chùa và tác dụng to lớn của phúc quả này.

Mặt sau bia được khắc thành 5 đoạn với 5 niên đại khác nhau liên quan đến lịch sử văn bia. Đoạn 1: Khắc vào ngày mồng 6 tháng 7 năm Tân Sửu, niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ hai (1121) ghi lại việc Phù thánh linh nhân Thái hậu (Ỷ Lan) mẹ vua Lý Nhân Tông, tiến cúng 72 mẫu ruộng ở xứ Mạn Để hai xã Cẩm Trục, Thu Lãng huyện Cẩm Giang, phủ Thượng Hồng.

Đoạn hai: Khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông làm vào năm thứ 8 niên hiệu Quang Thuận (1467) khi về qua thăm chùa, do bề tôi là Lê Văn tướng quân vâng mệnh viết chữ.

Đoạn ba: Khắc vào tiết Đoan dương ngày mồng 5 tháng 5 năm Tân Mão niên hiệu Hưng Trị thứ tư đời vua thứ năm nhà Mạc (1591) ghi về việc cai huyện Duy Tân: Đô chỉ huy Vân Bảng bá, Đồng ty quan Phú Triều bá, Phù Thắng bá, Cai quan Lam Kiều bá cùng giáp Nhất, giáp Nhì, giáp Tam xã Đội Sơn cùng các xã Đội Trung, Đội Lĩnh, Trung Tín dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà, tu bổ tượng hỏng, làm lại cổng, xây tường sau hơn năm trăm năm bị hủy hoại hư hỏng.

Đoạn bốn: Khắc vào ngày mồng 7 đầu tháng 10 năm thứ 19 niên hiệu Chính Hòa (Lê Hy Tông 1698) ghi nội dung văn ước các thửa đất ruộng Tam bảo của xã Đội Sơn.

Đoạn năm: Ghi lại khoảng hơn 40 thửa ruộng, ao, diện tích xứ đồng, giáp ranh, họ tên của tín chủ ở các thôn xã tiến cúng ruộng, ao cho Tam bảo chùa Đội Sơn.

Toàn bộ bia là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hoàn hảo, phản ánh mỹ thuật và kỹ thuật thời Lý đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Bài minh trên bia phản ánh văn chương thời Lý với lối văn biền ngẫu cầu kỳ, phức tạp, mang đặc trưng của văn chương thời Lý.
 

Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo

Thành bia hình chữ nhật; cao 2,5m; rộng 1,75m; dày 0,3m. Trung tâm trán bia tạo một khung ô hình chữ nhật khắc nổi tên bia, chữ cỡ lớn theo lối chữ phi bạch do vua Lý Nhân Tông ngự đề. Hai bên ô chữ tạo thành hai góc nhọn đều đối xứng, bên trong trang trí đăng đối đồ án rồng chầu vào tên bia, gồm hai con rồng.

15-05-53_nh_2
Trán bia được khắc với tên “Đại Việt quốc đương gia Đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh bảo tháp bi”

Rồng kéo dài thể hiện theo lối nhìn nghiêng, đầu rồng ngước lên cao. Thân rồng cuộn khúc uốn lượn thuôn dần đến cuối đuôi trùng khít với phần diềm của trán bia. Mình rồng tròn trơn uốn lượn mềm mại hình sin, các khúc uốn lượn phình to nhưng co lại gần nhau, đều đặn thon dần về đuôi.

Rồng có ba chân đạp mây vươn về phía trước, mỗi chân đều có khuỷu và ba móng. Xung quanh rồng tạo thành những dải mây hình lửa đan xen quanh chân rồng. Trên lưng rồng lớn là một con rồng chầu nhỏ uốn lượn nằm dàn trên bốn khúc lượn của rồng lớn, tạo nên một đôi rồng ổ (mẫu tử).

Phía dưới phần tiếp giáp với đôi rồng tạo một đường băng hoa văn đối xứng nhau, được trang trí hình lá đề cách điệu, thành dạng dấu hỏi. Diềm trên trán bia hình vòng cung chạm khắc các con rồng nối tiếp nhau. Diềm dưới của trán bia hình chữ nhật cũng chạm các con rồng nối tiếp nhau, nhưng đáng chú ý là khoảng giữa có một ô trang trí lá đề.

Diềm bên của thân bia cũng được trang trí khá công phu tỉ mỉ. Đồ án trang trí là hình tượng rồng, gồm những con rồng nhỏ, thân mảnh, dàn đều trong khoảng rộng của diềm bia. Phần đuôi rồng uốn lượn hình sin thu dần về cuối đuôi. Đầu rồng ở diềm bia hai bên đều ở tư thế vươn lên phía trên hướng về trán bia.

Ngoài ra, hai bên thành bia trang trí khá độc đáo, mỗi bên tạo 9 ô quả trám vuông hình cạnh 8cm, nối tiếp nhau. Hai góc bên quả trám tiếp giáp với rìa cạnh, góc trên, góc dưới nối tiếp nhau tạo thành một băng trang trí khép kín từ trên xuống dưới.

Đường viền cạnh của quả trám khắc sâu tạo thành đường soi chỉ. Trung tâm quả trám chạm một đôi rồng chầu, rồng uốn lượn, đầu chầu vào nhau, đuôi nối nhau thành một đường khép kín. Xung quanh là những con rồng nhỏ nối tiếp nhau theo hình quả trám.

Bệ bia cũng được làm bằng đá hình bầu dục; cao 50cm; dài 2,4m; rộng 1,8m. Hai mặt trên bệ bia chạm khắc 4 con rồng uốn lượn trong mấy núi sông nước. Rồng được chạm nổi khối, thân to tròn trơn uốn thành năm khúc, đầu chầu vào nhau hướng lên phía trên bia. Hai thân rồng đối xứng cuộn đều ra phần bìa bệ. Đuôi rồng giao nhau, uốn khít hình “vặn thừng” thon nhỏ dần. Rồng có ba chân lớn, năm móng nhọn bám chặt xuống bệ bia.

15-05-53_nh_3
Năm 1997, được nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nhà chùa và nhân dân địa phương làm nhà che bia để bảo quản bia

Phần bệ bia tiếp giáp với nền, xung quanh tạo thành hai lớp hoa văn sóng nước. Lớp trên tạo sóng nước hình quả núi, mỗi sóng nước có ba ngọn cao thấp khác nhau. Xen giữa các ngọn sóng là ba gợn sóng hình vòng cung. Lớp dưới tạo thành sóng nước hình cung cũng gồm ba lớp sóng.

Mặc dù, đã trải qua gần 900 năm nhưng bia Tháp Sùng Thiện Diên Linh còn khá nguyên vẹn về hình dạng, chạm khắc. Tuy nhiên, một số đoạn chữ khắc bị mờ, mất song vẫn xác định được nội dung ghi chép. Bốn đầu rồng ở bệ bia đã bị vỡ.

Năm 1997, được nguồn hỗ trợ của Nhà nước, nhà chùa và nhân dân địa phương làm nhà che bia để bảo quản bia. Ngày 30/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2599/QĐ-TTg công nhận Bia Sùng Thiện Diên Linh là Bảo vật quốc gia.

 

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Giành vé đi tiếp?

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Malaysia trong khuôn khổ VCK U23 châu Á sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 20/4/2024 trên sân vận động quốc tế Khalifa. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm