| Hotline: 0983.970.780

Bianfishco hồi sinh

Thứ Tư 09/05/2012 , 16:33 (GMT+7)

Công ty xây dựng 584 rót trực tiếp 150 tỷ và vay thêm 350 tỷ đồng từ ngân hàng để bơm vốn cho Bianfishco, giúp công ty này khôi phục hoạt động.

Công ty xây dựng 584 (quận Tân Phú, TP HCM) rót trực tiếp 150 tỷ và vay thêm 350 tỷ đồng từ ngân hàng để bơm vốn cho Bianfishco, giúp công ty này khôi phục hoạt động.

Bianfishco hoạt động trở lại
Bianfishco thỏa thuận phương án trả nợ
Bianfishco chi thêm 5 tỉ đồng trả tiền nợ cho nông dân
Bianfishco nợ lớn – Xử lý như thế nào?
Bianfishco – Chưa thấy phương án giải quyết nợ khả thi
Nông dân bán cá tra thắng kiện Bianfishco
Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ Bianfishco nợ tiền nông dân

Tại buổi họp báo sáng nay, ông Trần Văn Trí - Tổng giám đốc Công ty thủy sản Bình An (Bianfishco) chính thức giới thiệu đối tác bơm 500 tỷ đồng giúp Bianfishco hồi sinh. "Quý nhân" của Bianfishco là ông Trần Kim Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 ở quận Tân Phú, TP HCM.

Ông Trần Kim Minh cho biết, trong chuyến công tác ở Mỹ, ông có đến thăm bà Phạm Thị Diệu Hiền (vợ ông Trí - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bianfishco trước đây) khi đang nằm trị bệnh ở thành phố Fountain Valley, bang California. Lúc đó, bà Hiền vừa được mổ dọc theo tay trái để nối gân do bị liệt sau tai biến, đầu cạo trọc vì phẫu thuật khối u bên trong, sức khỏe rất yếu.


Ông Minh (đứng) đại diện cho đối tác bơm 500 tỷ đồng cho Binafishco.

“Chị Hiền nói đã ký hợp đồng với đối tác lớn chuyên bán sỉ là siêu thị Cosco ở Mỹ với số lượng 1.000 container cá tra phi lê, giá trị tương đương 100 triệu USD nhưng Bianfishco đang gặp khó khăn. Là người từng làm trong ngành thủy sản nên nghe qua tôi thấy hợp đồng lớn như vậy và Bình An đã có thương hiệu rất tốt bên Mỹ mà không có hàng giao thì rất uổng. Vì vậy, sau khi họp HĐQT tôi quyết định bơm vốn cho Bianfishco 500 tỷ đồng để khôi phục sản xuất, đảm bảo từ nay đến cuối năm 2012 đủ hàng giao cho đối tác”, ông Minh chia sẻ.

Cũng theo ông Minh, trong 500 tỷ đồng được bơm cho Bianfishco, 30% vốn của Công ty 584, còn lại là vốn vay từ Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam.


Sáng 9/5, nhà máy cá tra phi lê của Bianfishco chính thức hoạt động trở lại.

Tổng giám đốc Bianfishco - Trần Văn Trí cho biết, công ty đã bán một số tài sản để trả dứt nợ cho Ngân hàng cổ phần An Bình nên nhà băng này đã mở lại khoản tín dụng mới cho việc mua cá của nông dân bằng tiền mặt. Đối với các hộ nông dân mà Bianfishco nợ đến 40 tỷ đồng, cuối tháng này công ty sẽ trả một nửa rồi sau đó cùng Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng, Bộ Tài chính (DATC) trả dứt điểm.

“Trong ngày đầu tái hoạt động đã có 1.200 công nhân vào làm việc nên nhà máy cá tra phi lê tiêu thụ 100 tấn cá tra. Công ty 584 bơm vốn để sản xuất đủ 1.000 container hàng từ nay đến cuối năm thì Bianfishco phải cần đến 4.000 công nhân, sản xuất 450 tấn cá tra mỗi ngày. Hôm qua đối tác Canada ký hợp đồng bao tiêu nước uống của nhà máy Collagen nên Bianfishco thật sự hồi sinh”, ông Trí cho biết thêm.

Theo VNE

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm