| Hotline: 0983.970.780

BIDV - 'Bà đỡ mát tay' cho những con tàu vỏ thép

Thứ Hai 07/09/2015 , 15:18 (GMT+7)

Trong số nhiều ngân hàng thì Ngân hàng Đầu tư- Phát triển Việt Nam (BIDV) là nhà băng đi tiên phong trong việc cho ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép vươn khơi. 

Có thể nói, chính BIDV đã tiếp sức cho ngư dân các tỉnh miền Trung ra khơi, bám biển…

I. Ngư dân đầu tiên tại Quảng Nam được vay vốn “67”

Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định cho ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép đánh bắt xa bờ (Nghị định 67/2014/NĐ-CP), BIDV đã tích cực hưởng ứng và nhanh chóng triển khai văn bản này tới toàn bộ hệ thống, nhất là Chi nhánh BIDV các tỉnh ven biển khu vực miền Trung.

Ngày 12/3/2015, tại tỉnh Quảng Nam, BIDV tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ ngư dân tại tỉnh Quảng Nam vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ. Đây là hợp đồng tín dụng hỗ trợ ngư dân đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Theo đó, BIDV Quảng Nam ký kết với khách hàng là chủ tàu cá tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, vay vốn đóng tàu vỏ thép lưới rê, công suất 822CV, tổng giá trị đầu tư là 12,6 tỷ đồng, trong đó BIDV hỗ trợ cho vay lên tới 93% giá trị, tương đương 11,7 tỷ đồng.

Thời hạn cho vay 11 năm; tài sản thế chấp chính là con tàu hình thành từ vốn vay; lãi suất cho vay được hỗ trợ theo đúng hướng dẫn tại Nghị định 67. Tàu sẽ được triển khai đóng trong tháng 4/2015, sau khoảng 4 – 5 tháng sẽ hoàn thiện, bàn giao và đưa vào khai thác, sử dụng.

Trong quá trình tiếp cận và hướng dẫn hoàn thiện thủ tục vay vốn, BIDV cũng đã giới thiệu tới chủ tàu/ngư dân các cơ sở đóng tàu uy tín, có giá cả phù hợp, đảm bảo chất lượng.

Song song với việc ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ vay vốn đóng tàu, BIDV cũng xem xét cho vay vốn lưu động đối với khách hàng, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, theo đúng hướng dẫn của Nghị định 67 về các chính sách phát triển thủy sản.

Phát biểu tại lễ ký kết, ngư dân Phan Thu cho biết, hợp đồng tín dụng lần này được ký kết đã đưa Nghị định 67 đến gần hơn với các ngư dân tại địa bàn tỉnh Quảng Nam, là tín hiệu vui, động viên và tiếp thêm nghị lực cho các hộ gia đình kinh doanh ngành nghề đi biển yên tâm vươn khơi bám biển, ổn định cuộc sống, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Còn ông Lê Trung Thành – Phó Tổng Giám đốc BIDV khẳng định: Với mục tiêu nhanh chóng đưa đồng vốn hỗ trợ theo Nghị định 67 đến với chủ tàu/ngư dân tại các địa phương vùng biển, BIDV đã phối hợp các Sở, ban ngành tại các địa phương trao đổi thông tin để có thể nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc và hỗ trợ tốt nhất cho bà con. Bên cạnh đó, các Chi nhánh BIDV cũng đến với từng chủ tàu/ngư dân có nhu cầu để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, đảm bảo đơn giản, công khai và minh bạch.

Hồi đầu năm nay có một tín hiệu rất khả quan, tích cực, tạo đà cho việc triển khai Nghị định 67 nhanh chóng và đồng bộ trên địa bàn cả nước, là Chính phủ đã tổ chức cuộc họp do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì vào ngày 28/01/2015 với sự tham dự của các Bộ, ngành liên quan, NHNN, đại diện các ngân hàng thương mại (NHTM) để bàn về tình hình triển khai Nghị định 67.

Trên cơ sở những đề xuất, kiến nghị của BIDV, các nút thắt trong quá trình triển khai Nghị định 67 đã được Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nhanh chóng có các biện pháp tháo gỡ bằng một thông báo của Văn phòng Chính phủ.

Hiện tại toàn tỉnh Quảng Nam đã có 64 hộ gia đình/ngư dân được UBND tỉnh cấp quyết định phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn, chiếm tỷ lệ 70% trên tổng số lượng tàu được phân bổ, trong đó BIDV Quảng Nam đã tiếp cận, giới thiệu chương trình và hồ sơ thủ tục vay vốn tới trên 10 hộ ngư dân/gia đình, số còn lại đang trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn mẫu tàu cũng như cơ sở đóng tàu phù hợp.

Trước đó, BIDV đã triển khai ký kết hợp đồng cho vay đóng tàu khai thác xa bờ thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ tại các địa phương: Thừa Thiên- Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Vũng Tàu. Tổng giá trị hợp đồng tín dụng cho vay đến tháng 3/2015 là 97,7 tỷ đồng, để đóng mới 7 con tàu và hầu hết là tàu vỏ thép theo đúng định hướng của Nghị định 67. 

II. Hai ngư dân Phú Yên “xông đất” sớm BIDV

Từ sự “khởi đầu” tốt đẹp tại Quảng Nam, ngày 31/3/2015, tại tỉnh Phú Yên, BIDV tiếp tục tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ ngư dân tại tỉnh Phú Yên vay vốn đóng tàu vỏ gỗ khai thác xa bờ. Đây là hợp đồng tín dụng hỗ trợ ngư dân đầu tiên trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Theo đó, BIDV Phú Yên ký hợp đồng cho vay vốn đóng tàu vỏ gỗ lưới vây, công suất 800CV với 02 hộ ngư dân đầu tiên: Ông Võ Văn Lành và ông Võ Văn Tú, là chủ tàu cá tại thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.

Tổng giá trị đầu tư của mỗi con tàu là 11,3 tỷ đồng, trong đó BIDV hỗ trợ cho vay lên tới 70% giá trị, tương đương 7,9 tỷ đồng; thời hạn cho vay 11 năm; tài sản thế chấp chính là con tàu hình thành từ vốn vay; lãi suất cho vay được hỗ trợ theo đúng hướng dẫn tại Nghị định 67. Tàu sẽ được triển khai đóng trong tháng 4/2015.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Hà Quang Huy – GĐ Chi nhánh BIDV Phú Yên khẳng định, BIDV sẽ đến với từng chủ tàu/ngư dân có nhu cầu để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục vay vốn, đảm bảo đơn giản, công khai và minh bạch.

Đặc biệt BIDV cam kết không để xảy ra hiện tượng nhũng nhiều, “cò tín dụng”, hỗ trợ tối đa các nhu cầu vốn của bà con, ngư dân.

Hiện tại toàn tỉnh Phú Yên đã có 19 hộ gia đình/ngư dân được UBND tỉnh cấp quyết định phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn, chiếm tỷ lệ 10% trên tổng số lượng tàu được phân bổ. Đây là 2 hộ ngư dân/gia đình đầu tiên được BIDV Phú Yên tiếp cận cho vay vốn, số còn lại đang trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn mẫu tàu cũng như cơ sở đóng tàu phù hợp.

III. Bình Định có tàu vỏ thép quy mô lớn nhất trên cả nước

Ngày 27/7/2015, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, BIDV tiếp tục tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ ngư dân tại tỉnh Bình Định vay vốn đóng tàu vỏ thép khai thác xa bờ. Đây là đợt ký kết hợp đồng tín dụng cho vay đóng mới tàu vỏ thép của BIDV có quy mô lớn nhất trong cả nước từ trước đến nay.

Theo đó, Chi nhánh BIDV Phú Tài đã đồng thời ký kết 07 hợp đồng tín dụng để cho vay đóng mới tàu vỏ thép với tổng số tiền cho vay 107 tỷ đồng với các ngư dân tại các huyện Phù Mỹ, Phù Cát và Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trước đó, các Chi nhánh BIDV trên địa bàn tỉnh Bình Định đã ký kết và cho vay với những ngư dân đầu tiên để đóng tàu vỏ thép. Con tàu đã được hạ thuỷ, đang trong giai đoạn hoàn thiện và vươn khơi trong tháng 9/2015.

Trong quá trình hướng dẫn hoàn thiện thủ tục vay vốn, BIDV cũng đã cùng với bà con ngư dân đến các cơ sở đóng tàu để tìm hiểu về năng lực, uy tín của các cơ sở đóng tàu, đảm bảo hoàn thiện được các con tàu có chất lượng.

Ngay khi các tàu cá đi vào vận hành, BIDV sẽ hỗ trợ ngư dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm thông qua việc kết nối với các cơ sở thu mua, chế biến hải sản để đảm bảo đầu ra, tạo nguồn thu ổn định cho ngư dân. Đây cũng là chính sách hỗ trợ theo chuỗi giá trị khép kín của BIDV.

Song song với việc ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ vay vốn đóng tàu, BIDV cũng xem xét cho vay vốn lưu động đối với khách hàng, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, theo đúng hướng dẫn của Nghị định 67 về các chính sách phát triển thủy sản.

Một số hình ảnh Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh (thuộc TCty Công nghiệp tàu thủy VN) và BIDV chi nhánh Bình Định làm lễ bàn giao tàu cá vỏ thép đóng mới đầu tiên theo NĐ 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ cho ngư dân Nguyễn Việt Hằng ở tổ 39, khu vực 7, phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn). Con tàu được mang tên Hải Cảng 1, mang số hiệu BĐ-99009 TS bàn giao sáng ngày 27/8 vừa qua:

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm