| Hotline: 0983.970.780

Biến đá thành nhạc cụ

Thứ Bảy 30/05/2020 , 09:10 (GMT+7)

Ông không biết về âm nhạc, cũng chẳng được học nhạc, làm nhạc cụ một ngày nào. Thế nhưng, đôi bàn tay tài hoa của ông đã giúp đá lên tiếng hát.

Ông Thập đang hoàn thành bộ đàn nước cho một khu resort.

Ông Thập đang hoàn thành bộ đàn nước cho một khu resort.

Đôi tay khéo léo và tài năng thẩm âm, ông Hồ Văn Thập (55 tuổi, dân tộc Xê Đăng, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) nhặt những hòn đá vô tri, vô giác ngoài suối đưa về chế tác. Ông kết hợp những viên đá và ống nứa thành bộ nhạc độc đáo nhằm bảo tồn văn hóa dân tộc mình.

Làng Măng Tó, xã Trà Cang nằm trên đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn 2.000m. Để đến được nơi nay, từ huyện Nam Trà My, chúng tôi vượt đường rừng 30km hết gần 3 giờ đồng hồ trong cơn mưa.

Bởi con đường đất nhiều dốc cao và lầy lội, trơn trượt. Người địa phương quen đường còn ngã lăn xuống lấm lem bùn đất, nói gì đến những vị khách phương xa.

Trời mưa, ông Thập không lên nương rẫy lao động nên ở nhà. Buổi sáng trong căn nhà sàn gỗ, ông Thập ngồi bên bếp lửa để xua tan cái lạnh. Phía ngoài cánh cửa sổ sương giăng kín, trên tường nhà hàng chục giấy khen từ trung ương đến địa phương trao tặng cho mình.

Thời gian rảnh rỗi, ông đem bộ đồ nghề gồm nhiều con dao rựa và ống nứa ra đục khoét. Đôi tay rắn chắc, mỗi lần thực hiện, lưỡi dao sắc bén cắt thủng ống nứa xong thì ông dùng cán rựa gõ để nghe âm thanh phát ra.

Những lúc rảnh rỗi, ông Thập mang đồ nghề ra chế tác nhạc cụ.

Những lúc rảnh rỗi, ông Thập mang đồ nghề ra chế tác nhạc cụ.

“Đây là một khâu quan trọng khiến tiếng đàn khi đánh phát ra âm thanh đúng với bản nhạc. Nếu mình cảm âm sai một ống nứa thì phải hủy cả bộ nhạc cụ”, ông nói và cho hay, một nhà hàng ở TP Hội An đặt làm bộ đàn nước (đá và ống nứa) với giá 10 triệu đồng. Ông đang gấp rút để chở xuống lắp ráp.

Công việc làm nhạc cụ cứ lặp lại đi lại cho đến gần trưa thì hơn 20 ống nứa được hoàn thành. Ông Thập kể, mình học đến lớp 2 chỉ biết đọc, biết viết rồi nghỉ.

Ông không biết về âm nhạc, cũng chẳng được học nhạc, làm nhạc cụ một ngày nào. Từ nhỏ đến lúc trưởng thành, ông Thập quanh quẩn trên dãy núi Ngọc Linh trồng lúa, trồng ngô mưu sinh. Ông chưa một lần nào ra khỏi tỉnh Quảng Nam.

Ông Thập nói rằng, việc biết cách làm ra nhiều bộ đàn đá, đàn nước là do học hỏi người đi trước. Bởi lúc còn nhỏ, ông theo cha mẹ lên nương rẫy trồng lúa, trỉa ngô, khoai sắn và được bày cách treo nhiều hòn đá, ống nứa lên giàn. Sau đó dùng cây tre, cây nứa dẫn nước vào để tạo ra âm thanh đuổi chuột, thú xuống phá hoại cây trồng.

Ông Hồ Văn Thập chọn được một hòn đá phát ra âm thanh.

Ông Hồ Văn Thập chọn được một hòn đá phát ra âm thanh.

“Ở đây không chỉ cha tôi mà nhiều người khác đều làm một đàn bằng đá, ống nứa đặt ở nương rẫy. Nơi nào lớn thì đặt vài cái, nơi nhỏ thì làm một cái”, ông nói và kể khi lớn lên có gia đình, ông học theo cha mình tìm kiếm những phiến đá ở bờ suối, ven sông treo thành một dàn và lắp ráp lại.

Học theo người đi trước, khi đàn đá, ống nứa hoàn thành, ông Thập dẫn nước từ suối đến một cái đài nối với một đoạn cây.

Lúc này có một quy luật được hình thành, nước chảy vào đầy thì đài đổ xuống, đoạn cây va chạm vào hệ thống đá, ống nước tạo ra rung lắc. Những lần va chạm phát ra âm thanh kêu leng keng suốt ngày đêm ở giữa núi rừng. Cách làm này khiến thú, chuột, chim… sợ hãi mà không đến phá lúa, ngô.

Những năm năm 1900 của thế kỷ trước, ông tiếp cận với tivi, đài và nghe nhiều bản nhạc. Ông tự tìm hiểu và biết được trong các nhạc cụ có nốt La, Si, Đô, Rê, Mi, Fa, Sol... Sau đó, ông ra suối chọn những phiến đá dùng búa gõ vào cảm nhận âm thanh.

“Bộ đàn đá đầu tiên tôi làm chỉ có 7 viên tương ứng với bảy nốt nhạc. Sau khi hoàn thành thì đánh thử cho người dân nghe và ai cũng thích thú”, ông kể và cho hay sau đó tự nghiên cứu hoàn thành bộ đàn đá gõ vào phát ra nhạc.

Những phiến đá, ống nước nhờ sức nước để cành cây gõ vào phát ra âm thanh.

Những phiến đá, ống nước nhờ sức nước để cành cây gõ vào phát ra âm thanh.

Chưa dừng lại đó, ông tiếp tục nhặt đá về và lấy ống nứa chế tác đàn nước. Ở con suối gần làng, ông treo hơn 30 viên đá và gần 30 ống nứa. Nhờ sức nước tiếng đàn phát ra âm thanh vui nhộn phục vụ người dân. Nhưng viên đá chưa phát ra âm thanh như mong muốn, ông tìm hòn khác thay thế để hoàn chỉnh.

Với biệt tài làm đàn nước, đàn đá ông Thập được người dân trong làng cử đại diện cho dân tộc mình mang đi trình diễn ở các lễ hội văn hóa cấp huyện, tỉnh. Từng hòn đá vô tri, vô giác những qua đôi tay của ông Thập gõ vào tạo ra âm thanh đúng nhịp điệu. Mỗi lần ông biểu diễn được nhiều người yêu thích và lan truyền rộng rãi.

Biết được sự tài năng của ông Thập rất nhiều người tìm đến để được sở hữu một bộ nhạc cụ. “Năm 2011, có một một người ở Hội An xây dựng khu resort ở tìm đến nhờ tôi làm bộ đàn nước. Tôi đồng ý và mang dụng cụ xuống thực hiện trong 10 ngày. Ở đó không có suối, để thay thế dùng máy bơm nước đổ vào đài”, ông nói và cho biết, đến nay đã có hơn 10 bộ đàn nước, đàn đá được nhiều người, cơ quan nhà nước mua lại.

Theo ông Thập, để làm được bộ đàn nước mất cả tháng trời đi tìm đá, thậm chí vài năm mới có được. Bởi cả ngàn viên đá bên khe suối thì chỉ lấy được một viên. Sau khi đưa về nhà, ông sẽ phơi khô và đục đẽo để phát ra âm thanh như mình mong muốn.

“Những ống nứa cũng được chọn lọc kỹ càng, nứa để làm đàn phải đúng hai tuổi, không được già và không non quá”, ông nói và giải thích nếu già thì âm thanh không vang, còn cây nứa non vỏ mỏng nhanh bị mục.

Ngôi nhà của ông Hồ Văn Thập sương mù bao phủ.

Ngôi nhà của ông Hồ Văn Thập sương mù bao phủ.

“Tháng 3/2019, tôi được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, vì có thành tích nghệ thuận trình diễn dân gian tỉnh Quảng Nam cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc”, ông nói và cho rằng, sẽ cố gắng chế tác những bộ đàn mới và đi trình diễn nhiều nơi khác nhằm quảng bá văn hóa của dân tộc mình. Một bộ đàn nước 10 triệu đồng mất nhiều tháng trời mới làm ra, nhưng ông vẫn làm để nhiều người biết đến.

Ông Dương Trinh, nhạc sĩ, Hội viên hội văn học nghệ thuật các dân tộc Việt Nam cho rằng, để tìm ra một người như ông Thập thì rất hiếm. Ở con người này có một bản năng đặc biệt về cảm âm các viên đá nhặt ở bờ suối, sông. Sau đó, ông kết nối lại thành một đàn.

“Những bộ đàn đá này không đủ nốt, vì không một số viên phát ra âm không đúng, tuy nhiên nó trở thành những giai điệu quen thuộc của vùng cao”, ông nhận xét và chia sẻ được ông Thập chuyển nhượng cho bộ đàn đá.

Ông Nguyễn Hoàng Thọ, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình huyện Nam Trà My chia sẻ, nghệ nhân Hồ Văn Thập có cuộc sống khó khăn nhưng đầy trách nhiệm với cộng đồng. “Tại các lễ hội trình diễn nhạc cụ được tổ chức dù gần hay xa thì ông sẵn sàng đi trình diễn để gìn giữ văn hóa của dân tộc Xê Đăng”, ông Thọ nói.

(Kiến thức gia đình số 22)

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh khẩn trương hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để sớm đưa Luật Đất đai số 31/2024/QH15 vào cuộc sống.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Công ty chứng khoán chuyển nhầm 15 tỷ đồng cho một cá nhân ở Bát Xát

Lào Cai Sau khi xuất hiện 15 tỷ đồng trong tài khoản, cá nhân này đã liên lạc ngay với đơn vị đã chuyển nhầm để gửi lại số tiền nêu trên.

Bình luận mới nhất