| Hotline: 0983.970.780

Biến đổi khí hậu thời cổ đại

Thứ Ba 23/02/2010 , 10:51 (GMT+7)

Sự hình thành than đá như thế nào? Trước đây chưa có tác động của con người sao vẫn có những biến đổi khí hậu rất lớn?

* Người ta bảo than đá hình thành từ các rừng dương xỉ bị chôn vùi cách đây hàng triệu năm. Làm sao có các rừng dương xỉ lớn đến như vậy được. Trước đây chưa có tác động của con người sao vẫn có những biến đổi khí hậu rất lớn, nạn đại hồng thủy, động đất, gây tuyệt chủng khủng long, voi Mamut...?

Nguyễn Phi Hùng, Định An, Dầu Tiếng, Bình Dương

Thạch học than là môn học nghiên cứu về cấu trúc và nguồn gốc của than đá. Thạch học than nghiên cứu dưới kính hiển vi các vi tổ phần của than, thành phần của các loại than, nguồn gốc, đặc điểm kiến trúc cấu tạo của than. Thạch học than có tầm quan trọng lớn trong việc phân loại nguồn gốc và phân loại công nghiệp than; xác định bản chất của than và khả năng làm giàu, dự đoán khả năng luyện cốc của than. Phấn hoa học cổ sinh cũng góp phần tìm hiểu nguồn gốc của từng vỉa than.

Khi trên trái đất còn rất nóng và ẩm thì quyết phát triển mạnh, tạo thành các rừng cây gỗ lớn, đó là các Quyết cổ đại (Dương xỉ cổ). Khi khí hậu trở nên khô và lạnh hơn, Quyết cổ đại đã chết hàng loạt, một số khác sống sót đã phát triển cho ra Quyết ngày nay (Dương xỉ ngày nay). Hơn 1 thế kỷ trước, các công nhân đã khai quật hàng trăm gốc cây thẳng đứng có niên đại 385 triệu năm, sau một vụ ngập lụt ở Gilboa, New York, nhưng rất ít thông tin được tiết lộ về hình dáng của loài cây này.

Năm 2004, các nhà khoa học đã khai quật một hoá thạch ngọn cây nặng 160 kg của cùng giống cây đó ở cách xa vài dặm. Mùa hè kế tiếp, nhóm nghiên cứu khám phá một mảnh thân cây dài gần 9 mét. Ghép nối các mảnh ngọn, thân và gốc cây, các nhà khoa học đã phục dựng lại được hình dáng của thân cây hoàn chỉnh. "Đây là những cây gỗ rất lớn", thành viên nhóm nghiên cứu William Stein, một nhà thực vật học tại Đại học bang New York ở Binghamton cho biết.

Thực ra người ta còn biết rất ít về các cánh rừng Dương xỉ - nguồn gốc của các mỏ than đá rộng lớn trên Trái đất.

Con người làm tăng thêm sự biến đổi của khí hậu chứ không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra biến đổi khí hậu. Về nguyên nhân của sự tuyệt chủng của khủng long thì các nhà khoa học cho rằng: Vụ va chạm cách đây 160 triệu năm giữa hai tiểu hành tinh quay quanh quỹ đạo giữa sao Hỏa và sao Mộc đã bắn ra nhiều khối thiên thạch lớn hướng về phía Trái đất, trong đó có một khối đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long. Đó là kết luận của nhóm các nhà khoa học đưa ra gần đây.

Theo họ, nguyên nhân của một trong những sự kiện trọng yếu nhất trong lịch sử sự sống trên Trái đất: đó là một khối thiên thạch rộng 10km đã lao xuống bán đảo Yucatan của Mexico 65 triệu năm trước. Thảm họa đó đã xóa sổ loài khủng long, tồn tại “hưng thịnh” trong suốt khoảng 165 triệu năm, và nhiều dạng sống khác, dọn đường cho loài động vật có vú thống trị trái đất, rồi sau đó là sự xuất hiện của loài người. Được biết cuộc va chạm đã gây ra tai biến về khí hậu trên khắp trái đất, bắn tung một lượng đất đá, bụi bặm khổng lồ vào không trung, gây ra những trận sóng thần khủng khiếp, nhấn chìm cả địa cầu trong biển lửa, và khiến Trái đất bị bao phủ trong bóng đêm nhiều năm.

Các nhà nghiên cứu người Mỹ và Séc đã dùng máy tính tính toán rằng có tới 90% khả năng vụ va chạm giữa hai tiểu hành tinh đã gây ra thảm họa trái đất trên. Theo báo cáo của các nhà khoa học được đăng tải trên tạp chí Nature thì vụ va chạm xảy ra ở vành đai của tiểu hành tinh, nơi có các khối đá loại nhỏ và lớn quay quanh Mặt trời, nằm cách Trái đất khoảng 170 triệu km.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất