| Hotline: 0983.970.780

Biển Đông, chúng tôi có mặt: 14 ngày đêm trên biển

Thứ Năm 19/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Đó là những tháng ngày không thể nào quên trong cuộc đời làm báo. Tôi có dịp đi phần lớn những hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc thuộc quần đảo Trường Sa. Mỗi hải lý trên biển Đông là một phần máu thịt của nước Việt, nên càng đi càng thấy đất mẹ yêu thương và gắn bó đến lạ kỳ.

14 ngày đêm trên biển Đông trong hải trình trên 1.000 hải lý, đặt chân lên 10 hòn đảo và 3 nhà giàn DK mới thấy Tổ quốc mình mênh mông mà gần gũi đến nhường nào, mới thấy con tim mình nhói đau, mới thấy được bốn chữ “chủ quyền thiêng liêng” sâu thẳm trong hơn 90 triệu đôi mắt người con đất Việt đang hướng ra biển Đông từng giờ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoa Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để thực hiện mưu đồ bá quyền;

Mới thấy hết được chủ nghĩa Anh hùng của dân tộc Việt Nam qua câu nói: “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm cờ Tổ quốc” của Anh hùng liệt sỹ, thiếu úy Trần Văn Phương - Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, mới thấy thế trận phòng thủ trải dài 300 hải lý trên biển Đông là bất khả xâm phạm.

Xuất phát từ quân cảng Cam Ranh - nơi đặt đại bản doanh của Vùng IV Hải quân nhân dân Anh hùng, sau hơn một ngày đêm đồng hành cùng các tàu cá của ngư dân Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa đánh bắt hải sản ở biển Đông, con tàu HQ 996 cắt ngang qua tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, đưa chúng tôi đến đảo Song Tử Tây - một trong những hòn đảo đầu tiên trong quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) tính từ phía Bắc xuống Nam.

Biển Đông tấp nập với tàu cá mang cờ đỏ sao vàng và tàu bè mang quốc kỳ của nhiều quốc gia qua lại. Âu tàu đảo Song Tử Tây có sức chứa trên 100 tàu lớn cũng tấp nập đón tàu cá của ngư dân ra - vào để thực hiện việc tiếp nhiên liệu, nước, sửa chữa, khám chữa bệnh, trao đổi hàng hóa giữa ngư dân và quân dân trên đảo...

Các hoạt động dịch vụ trên được thực hiện một cách chuyên nghiệp do Đội dịch vụ hậu cần nghề cá nhân dân đảo Song Tử Tây cung cấp.

Đảo Song Tử Tây là hòn đảo cao nhất trong quần đảo Trường Sa (cao hơn mặt nước biển 6 m). Đây cũng là hòn đảo cách đảo khác trong quần đảo Trường Sa gần nhất (cách đảo Song Tử Đông 1,5 hải lý). Chính vì vậy, Song Tử Tây được coi như người anh cả đứng ở vị trí đầu sóng ngọn gió để che chở cho các đảo trong chuỗi đảo thuộc quần đảo Trường Sa ở phía Nam.

mot-goc-do-truong-s-lon-khng-trng-dng-vuon-len-cung-dt-lien131222387
Một góc đảo Trường Sa lớn

Trên đảo có mắt thần - ngọn hải đăng Song Tử Tây, có trường học, đền chùa, điện gió, viễn thông hiện đại và hệ thống phòng thủ đủ để bẻ gẫy các cuộc tấn công của kẻ thù. Quân, dân trên đảo và ngư dân đánh bắt hải sản ở vùng biển này như cá với nước.

Yêu thương, đùm bọc và chở che cho nhau. Với họ, chủ quyền thiêng liêng là trên hết. Ngay cả với những em nhỏ đang học lớp 1 ở Song Tử Tây cũng ý thức được điều đó: “Chúng cháu sẵn sàng chiến đấu nếu chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm”.

Từ Song Tử Tây, chỉ mất 10 phút đi xuồng máy, chúng tôi đến đảo Đá Nam nằm ở phía Nam của đảo Song Tử Tây, trên một rạn san hô rộng lớn. Rồi đến đảo Sơn Ca - hòn đảo được mệnh danh “bốn nhất”: Cây cối xanh nhất. Có nhiều loài hải sản nhất. Thổ nhưỡng tốt nhất và nước da của chiến sĩ trắng nhất trong quần đảo Trường Sa.

Trên đảo Sơn Ca, ngoài các trận địa phòng thủ trên mặt đất, không có một khoảng đất trống nào không được phủ màu xanh của cây cối, rau màu. Rất nhiều loại rau trồng được ở Sơn Ca. Dưới tán những vườn cây được nuôi gà, nuôi lợn để cung cấp thực phẩm cho nhu cầu trên đảo.

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo cho rằng, vì được cung cấp thực phẩm tươi sống chiếm đến 70% nhu cầu nên ai cũng có làn da trắng dù cái nắng, cái gió của Trường Sa vô cùng khốc liệt. “Chiến sĩ làm nhiệm vụ ở đây không muốn về đất liền. Sơn Ca là nhà, Trường Sa là nhà, biển Đông là quê hương rồi”, một chiến sĩ nói.

chien-sy-do-d-lit-chc-ty-sung-bo-ve-vung-bien-do-cu-to-quoc131220487
Chiến sĩ đảo Đá Lát chắc tay súng bảo vệ biển đảo Tổ quốc

Từ Sơn Ca chúng tôi không mất nhiều thời gian để đến với đảo Đá Thị, Nam Yết, Sinh Tồn Đông. Niêm Yết là đảo có diện tích 0,5 km2, lớn thứ 2 (sau đảo Ba Bình) trong quần đảo Trường Sa và giữ một vai trò quan trọng cùng với đảo Sơn Ca - Cô Lin - Len Đao - Sinh Tồn - Đá Thị - Sinh Tồn Đông - Đá Lớn trong khu vực thế trận phòng thủ đặc biệt quan trọng đối với vùng trời, vùng biển và đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Cụm 7 đảo này nằm ở trung tâm của biển Đông, được bố phòng cẩn mật và vững chắc, có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ khu vực trung tâm biển Đông. Cũng vì điều đó, ngày 14/3/1988, sau nhiều ngày khiêu khích, Trung Quốc đã trắng trợn đánh chiếm cụm 3 đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa.

Trên 60 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân đã anh dũng hi sinh, hiến dâng tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ vững chắc chủ quyền đảo Len Đao và Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Đến hôm nay, sau hơn 26 năm vẫn còn những cán bộ, chiến sĩ nằm lại với biển Đông, với quần đảo Trường Sa thân yêu.

Đến gần Len Đao, con tàu HQ 996 thả leo tại nơi những chiến sĩ hải quân nhân dân đã chiến đấu kiên cường đến hơi thở cuối cùng trước kẻ thù. Bầu trời Trường Sa mây trắng lặng. Lòng chúng tôi lạnh trắng. Lệ tràn mi.

Ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nói với tôi: “Với biển Đông, trước tiên chúng ta phải tiến hành bảo vệ. Bảo vệ được vững chắc mới tiến hành quản lí, khai thác, sử dụng biển Đông được. Nếu không bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng thì chúng ta cũng không làm gì được. Trên vùng chúng ta đi hầu hết là vùng quyền chủ quyền. Chúng ta phải quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình để thực hiện chiến lược biển”.

Văng vẳng bên tai câu nói của thiếu úy Trần Văn Phương: “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”. Chúng tôi kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các anh. Mong các anh yên nghỉ, cùng chúng tôi canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tiếp tục xuôi về phía Nam, chúng tôi đặt chân lên đảo Đá Tây, Đá Lát, Trường Sa và khu vực giàn khoan Phúc Tần trong cụm đảo Trường Sa - Trường Sa Đông - Phan Vinh - An Bang - Thuyền Chài - Đá Đông - Tiên Nữ - Núi Le - Tốc Tan - Đá Tây - Đá Lát, Phúc Tần.

Đảo Trường Sa là huyện lỵ, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ở các đảo khác trong quần đảo Trường Sa có sân bay trực thăng. Nhưng ở đây có đường băng dài cho phép máy bay chiến đấu và dân sự cất, hạ cánh.

Cơ sở hạ tầng trên đảo Trường Sa được xây dựng hoàn thiện: Đường băng, cầu cảng, âu tàu, đường nội bộ, khu hành chính, trường học, thư viện, nhà thờ Bác Hồ… Hệ thống phòng thủ là bất khả xâm phạm. Người dân trên đảo ở trong những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Đến Trường Sa, ai cũng cảm nhận được Trường Sa là trái tim của biển Đông, là trái tim của cả quần đảo trải dài trên 300 hải lý trên biển Đông.

vung-4-hi-qun-sn-sng-chien-du-bo-ve-vung-chc-chu-quyen-bien-do-cu-to-quoc131222557
Vùng 4 Hải quân sẵn sàng chiến đẩu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Còn đảo Đá Tây nằm trong một vùng biển lặng rộng lớn, được bao bọc bởi các rạn san hô cao. Sóng tương đối lặng. Đây được coi là khu vực “lòng hồ”, là khu neo đậu lý tưởng cho tàu thuyền giữa biển Đông. Chính vì vậy, tại đây, Bộ NN-PTNT đang đầu tư rất lớn để phát triển khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá và khu vực nuôi trồng hải sản lớn nhất biển Đông.

Trong chiến lược biển, Đá Tây là hạt nhân quan trọng khi đặc khu kinh tế biển Trường Sa được hình thành. Hiện nay, Đá Tây là bà đỡ cho ngư dân đánh bắt ở khu vực này. Cung cấp bất cứ dịch vụ gì ngư dân cần, bảo vệ ngư dân trước bão tố và sự quấy phá của tàu thuyền nước ngoài để bám biển bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế biển.

Mỗi đêm xuống trên biển Đông, Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Trường Sa, Phúc Tần trở thành những thành phố nhỏ lung linh đèn nổi trên mặt biển Đông. Đây cũng là lúc người dân sống trên đảo trở về nhà quây quần bên những người thân trong gia đình.

Hầu hết những người chồng có công việc chính là đánh bắt hải sản quanh các đảo hằng ngày, còn vợ ở nhà trồng rau, nuôi gia súc gia cầm hoặc nấu ăn, phục vụ cho đơn vị đóng quân trên đảo. Nhưng cũng mỗi khi màn đêm buông xuống là lúc phải cảnh giác cao độ nhất trước kẻ thù. Quân số ban đêm trực chiến nhiều hơn ban ngày và tất cả các lực lượng đều trực chiến.

Tính từ đảo Song Tử Tây phía Bắc xuống phía Nam đến đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa là 280 hải lý, đến khu vực nhà giàn DK Phúc Tần là trên 300 hải lý. Như vậy, hơn 10 ngày đêm trên các đảo, tôi đã đi qua một hệ thống phòng thủ giữa biển Đông có chiều dài khoảng 300 hải lý. Một thế trận phòng thủ vững chắc.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm