| Hotline: 0983.970.780

Biên giới Tây Nam: Trái cây ngoại làm chủ thị trường

Thứ Năm 01/07/2010 , 11:19 (GMT+7)

Đó là thực tế phũ phàng xảy ra ngay tại vựa trái cây ĐBSCL. Dù không muốn thì các nhà vườn cũng phải chấp nhận.

Đó là thực tế phũ phàng xảy ra ngay tại vựa trái cây ĐBSCL. Dù không muốn thì các nhà vườn cũng phải chấp nhận.

Những ngày đầu mùa mưa này tại chợ cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên và An Phú (An Giang) nhiều loại trái cây ngoại như sầu riêng, măng cụt, bòn bon, me, xoài ồ ạt tràn vào chiếm thị phần trong nước. Tại khu vực cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên đã xế chiều mà lượng xe tải chở trái cây ngoại vẫn xếp hàng dài chờ làm thủ tục đưa hàng từ Campuchia sang Việt Nam. Hàng chục chiếc xe chuyên dùng của nước bạn chất đầy trái cây mang thương hiệu Thái Lan đang tập kết ở biên giới để chờ giao hàng. Ông Pâu, một thương nhân Campuchia cho biết: Trái cây đem qua đây được đặt hàng từ trước.

Cửa khẩu Tịnh Biên rất thuận tiện để đưa trái cây Thái Lan vào Việt Nam. Ước tính, mỗi ngày có hàng trăm tấn trái cây các loại nhập về đây để chuyển đi các tỉnh ĐBSCL và TPHCM. Bà Nguyễn Thị Tiếu, PGĐ Cty TNHH Huỳnh Phát, một Cty chuyên kinh doanh các mặt hàng trái cây Thái Lan tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên cho biết, người tiêu dùng hiện  rất kén, họ chọn những loại trái cây nào ngon mới ưng nên gần chục năm nay bà chuyển qua kinh doanh mặt hàng này. Bà Tiếu nói: Trái cây của Thái ngon, tuy giá có nhích hơn một chút nhưng người mua vẫn chấp nhận, còn trái cây của mình giá thấp mà cũng ít người mua. Mỗi ngày tôi ký hợp đồng với đối tác bên Campuchia từ 17-20 tấn trái cây Thái các loại.

Ông Thái Văn Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình cho biết: Một ngày có khoảng 600-700 tấn trái cây từ Campuchia đem qua bán bên này.

Hiện tại, giá măng cụt, bòn bon loại ngon nhất mua bên Campuchia có giá khoảng 1 USD/kg đem về Việt Nam bán có khi lên đến 40 – 60.000 đồng/kg, trừ thuế và các chi phí khác vẫn còn lãi hơn gấp đôi. Xoài, me Thái có giá từ 0,6 - 0,8 USD/kg đem về chợ Châu Đốc bán với giá 25- 30.000 đồng/kg. Đặc biệt, sầu riêng Thái Lan, sầu riêng Campot đang hút hàng vì hạt lép, cơm dày, thơm ngon nên được về khá nhiều qua cửa khẩu. Theo ghi nhận của chúng tôi, ngoài cửa khẩu Tịnh Biên, trái cây ngoại còn qua biên giới Tây Nam qua các cửa ngõ An Phú, Vĩnh Xương (An Giang). Anh Cao, một chủ vựa trái cây lớn ở cửa khẩu Khánh Bình cho biết: Từ khi nhiều loại nông sản từ Campuchia được phép nhập tự do qua Việt Nam, lượng trái cây ngoại nhập về càng nhiều, giá cũng có phần rẻ hơn.

Được biết, ngoài các nguyên nhân giảm giá thành rẻ thì trái cây Thái Lan đa phần là đảm bảo về mặt chất lượng. Do đó, dù giá cả bằng hay nhích hơn trái cây của ta đôi chút nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận sử dụng. Bên cạnh đó, việc bảo quản và cách bày bán ở các sạp, chợ thì trái cây ngoại cũng hấp dẫn hơn. Trái cây Thái bao giờ cũng có nhãn mác rõ ràng và được đặt ở nơi cao ráo, trang trọng, vừa đảm bảo về mặt vệ sinh, vừa tăng giá trị của từng loại trái cây được trưng bán. Còn trái cây của ta đa phần không được như thế. Thậm chí có nhiều loại trái cây có tên tuổi nhưng lại được bày bán một cách khá sơ sài.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm