| Hotline: 0983.970.780

Biến nương rẫy thành rừng xanh

Thứ Sáu 18/03/2011 , 11:03 (GMT+7)

Hơn 8 ngàn ha nương rẫy của người Vân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị sẽ được tiến hành trồng rừng.

Kiểm lâm Quảng Trị phát gạo đợt một 2010 cho bà con dân tộc trồng rừng thay nương rẫy

Hơn 8 ngàn ha nương rẫy của người Vân Kiều, Pa Cô ở Quảng Trị sẽ được tiến hành trồng rừng. Các hộ chuyển đổi đất nương rẫy để trồng rừng được cấp GCNQSDĐ và sau 7 năm họ được quyền sở hữu cây rừng.

Hồ Pả Khăm ở xã A Xing, huyện Hướng Hoá, nhận trồng một ha rừng của dự án trồng rừng thay thế nương rẫy từ năm 2010. Pả Khăm cho biết, diện tích rừng ông trồng nay đã đâm chồi xanh mơn mởn. Để trồng ngần ấy rừng thì đợt đầu năm 2010, gia đình Pả Khăm đã được nhận 250 kg gạo. Vài ngày nữa, cán bộ Kiểm lâm đi nghiệm thu và sẽ phát gạo đợt cuối của năm 2010, lúc ấy gia đình Pả Khăm sẽ được nhận thêm 100 kg nữa.

 Chỉ tay vào số lượng gạo để giữa nhà, đôi mắt Hồ Pả Khăm sáng lên: “Sướng thật. Nhà nước quan tâm bà con mình rất nhiều. Cho tiền mua cây giống, phân bón lại còn cho gạo ăn hàng năm để chăm sóc bảo vệ rừng. Cảm ơn Nhà nước nhiều lắm. Có gạo nhiều rồi bà con mình sẽ chăm rừng, không đi phá rừng nữa. Cái bụng no thì cái đầu không sợ bị xúi làm việc xấu nữa đâu”. Pả Khăm tính toán : “Mỗi tháng gia đình mình ăn hết 30 kg gạo. Khoản gạo được nhận 350 kg/năm cho một ha rừng sẽ lo đủ lương thực cả năm cho gia đình”.

Còn gia đình Pả Hờn ở xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông thì cho biết hàng năm vào đầu năm mới khi nào nhà ông cũng khó khăn, lương thực không còn. Song năm nay các con ông không lo thiếu gạo nữa. Với số lượng 350 kg gạo ông được nhận để trồng và chăm sóc một ha rừng trong một năm là quá đủ cho nhu cầu lương thực cả gia đình, từ nay đã yên tâm với công việc chăm sóc, bảo vệ rừng. 

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Cường, nói: “Việc trồng rừng thay thế nương rẫy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm cho bà con dân tộc tại chỗ. Thông qua dự án nhằm đảm bảo 100% hộ gia đình có lương thực để sinh sống ổn định, từng bước góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế nạn phá rừng tự nhiên”

Ông Lê Văn Quý- Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Trị, cho biết: Đây là một dự án mang tính xã hội và nhân văn rất lớn, được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt đầu năm 2010, với tổng vốn đầu tư hơn 544 tỷ đồng. Theo đó, đến năm 2015 dự án sẽ chuyển đổi hơn 8 ngàn/16 ngàn ha nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số để trồng rừng sản xuất và phòng hộ. Với những hộ chuyển đổi nương rẫy sang trồng rừng sản xuất sẽ được cấp giấy CNQSDĐ.

Năm 2010 dự án vừa triển khai đã trồng được gần 300 ha rừng. Các hộ tham gia trồng rừng được cấp từ 2 đến 3 triệu đồng/ha (tuỳ xã miền núi và biên giới) cho việc mua cây giống keo và phân bón. Điều quan trọng là dự án bảo đảm cho những hộ tham gia trồng rừng sẽ được nhận gạo liên tục trong vòng 7 năm, cho đến khi rừng đủ tuổi khai thác. Quyền lợi của người dân tham gia dự án là rất thiết thực, sau 7 năm đến khi khai thác, chủ rừng được quyền sở hữu số gỗ trên diện tích rừng đã trồng.

Về lâu dài dự án tạo ra được nguồn thu nhập cao cho người dân từ thành quả trồng rừng. Chỉ tính riêng trồng rừng sản xuất, bình quân mỗi hộ trồng 1 ha keo tai tượng sau 7 năm bán gỗ keo thu được hơn 40 triệu đồng, trừ chi phí họ còn lãi ròng 30 triệu đồng. 

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất