| Hotline: 0983.970.780

Biện pháp giảm giá thành SX lúa đông xuân

Thứ Sáu 18/10/2013 , 12:36 (GMT+7)

Vụ ĐX có điều kiện thuận lợi về thời tiết, khí hậu đã trở thành vụ lúa chính ở nước ta với năng suất cao nhất trong năm.

(Diễn giả: GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường ĐH Cần Thơ, ThS Lê Thanh Tùng, Cục Trồng trọt, KS Ngô Ngọc Mỹ, Cty CP Phân bón Bình Điền)

Vụ ĐX có điều kiện thuận lợi về thời tiết, khí hậu đã trở thành vụ lúa chính ở nước ta với năng suất cao nhất trong năm. Theo dự tính, vụ ĐX sắp tới, vùng ĐBSCL sẽ SX 1,6 triệu ha lúa. Trong điều kiện giá lúa thấp như hiện nay thì làm sao để giảm giá thành SX qua đó nâng cao lợi nhuận là câu hỏi của tất cả bà con nông dân trồng lúa.

Các biện pháp tổng hợp

Công tác chuẩn bị đất sau khi thu hoạch và trước khi xuống giống vụ mới là điều rất cần thiết, đặc biệt là trên đất phèn. Đất phèn thường có lượng gốc sulfate gây chua đất và nồng độ ion sắt, nhôm rất cao làm cố định lân, cây trồng không hấp thụ được.

Để xử lý đất phèn hiệu quả mà ít tốn kém, nhất là dùng nước trời hoặc nước từ kênh rạch để rửa phèn. Vụ ĐX thì nước tưới có thể nói là tương đối dồi dào, nên tận dụng nguồn lợi này để ém phèn, tuyệt đối không để xì phèn. Bên cạnh đó cần sử dụng vôi sống để loại bỏ bớt sulfate, sắt, nhôm gây độc; sau đó thì bón lót phân lân. Nên dùng lân có tính kiềm như lân nung chảy.

Để có thể giảm được giá thành SX thì người dân cần phải thực hiện cắt giảm lượng giống, phân đạm, thuốc BVTV, nước tưới và thất thoát sau thu hoạch theo quy trình “1 phải, 5 giảm”. Thông thường, cây trồng chỉ hấp thụ tối đa được khoảng 50% lượng phân bón cho cây, phần còn lại sẽ bị thất thoát qua rửa trôi, bốc hơi.

Theo tính toán, chi phí cho phân bón lên đến 30 - 40%, chiếm phần lớn trong SX lúa. Do đó, sử dụng phân bón hiệu quả và tiết kiệm mà không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng là yếu tố then chốt để giảm giá thành SX.

Hiện nay, theo tập quán để cây phát triển tốt, nông dân thường sử dụng lượng phân, mà chủ yếu là phân đạm, lớn hơn nhu cầu thực tế. Điều này làm cây sinh trưởng quá mức, gia tăng dịch hại, sâu bệnh dẫn đến việc phải dùng nhiều thuốc BVTV, không chỉ làm tăng giá thành SX, đem lại bệnh hại mà còn gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, giảm lượng phân đạm trong các năm gần đây được các nhà khoa học tích cực khuyến cáo.

Thực hiện giảm lượng phân bón đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức và am hiểu về tính chất đất của đồng ruộng mình, như với đât phèn cần tăng lượng lân, đất mặn cần nhiều đạm và kali. Đặc biệt khi sử dụng phân bón, cần phải điều chỉnh theo tình trạng thực tế của cây khi đó mà cân đối lượng NPK cho phù hợp.

Ngoài ra, tính chất của từng loại phân bón cũng hết sức quan trọng. Với khả năng dễ bốc hơi thì khi cung cấp cho cây trong những ngày nắng nóng gay gắt thì lượng đạm thất thoát có thể lên đến 70%. Tương tự với phân lân dễ bị các ion sắt, nhôm trong đất cố định thì cần xử lý đất bằng vôi trước khi trồng cũng như tăng liều lượng trên vùng đất phèn nặng.

Cơ giới hóa sau thu hoạch cũng là yếu tố cần thiết, tuy nhiên do diện tích đồng ruộng nhỏ cũng như hệ thông sông ngòi chằng chịt đã làm hạn chế việc sử dụng máy móc trong thu hoạch lúa. Trước đây, khi chưa có máy gặt đập liên hợp và các máy thu hoạch khác, để thu hoạch 1ha lúa cần 40 - 45 ngày công lao động thì bây giờ sử dụng máy gặt đập liên hợp chỉ tiêu tốn 21 - 25 ngày công.

Kết quả là chi phí giảm từ 4 triệu đồng/ha xuống 2,1 - 2,5 triệu đồng/ha. Ngoài phần công lao động được giảm thì cơ giới còn giúp giảm thất thoát đến 2%, với năng suất 7 tấn/ha thì lượng giảm là 140 kg/ha.

Phân bón tiết kiệm, hiệu quả Đầu Trâu

Việc dùng phân đơn tuy có lợi thế về giá thành nhưng lại đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức để phối trộn dúng tỉ lệ, khó khăn trong việc lưu trữ, giá thành cao của trung vi lượng khi mua số lượng ít. Để hạn chế khó khăn này thì các công ty hiện nay đa phần đều có nhiều loại phân phối trộn sẵn phục vụ nhu cầu người nông dân.

Hiện Bình Điền là Cty phân bón duy nhất ở nước ta có sử dụng độc quyền hoạt chất agrotain nhằm giảm hạn chế thất thoát của phân đạm và hoạt chất avail nhằm giảm thất thoát trên phân lân mà bà con nông dân đã quen thuôc với sản phẩm đạm hạt vàng 46A+ và DAP-avail. Mới đây Cty đã kết hợp cả 2 loại hoạt chất này trong cùng một sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Trong bộ sản phẩm AA thì có 2 loại phân cho lúa là Đầu Trâu A1 21-14-7+TE tương đương hàm lượng 27-21-7+TE của phân bình thường không có Agrotain và Avail. Đầu Trâu A2 17-4-21+TE tương đương với 23-7-21+TE. Trong đó A1 sử dụng cho bón lần 1 và lần 2 với lượng 100 - 120 kg/ha, A2 sử dụng cho bón đón đòng với lượng 100 - 120 kg/ha.

Cả 2 loại phân này đều là phân chuyên dùng cho lúa, được Cty nghiên cứu và phối trộn với tỉ lệ thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Bên cạnh việc sử dụng phân chuyên dụng, người nông dân có thể dùng thêm các loại phân đơn bổ sung thêm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho cây trồng.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất