| Hotline: 0983.970.780

Biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa

Thứ Sáu 05/07/2013 , 09:42 (GMT+7)

Để hạn chế tác hại của rầy nâu, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý trong Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp.

Rầy nâu (Nilaparvata lugens) là một trong vài loài dịch hại nguy hiểm số một trên cây lúa ở nước ta. Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, những bệnh cực kỳ nguy hiểm cho cây lúa, đã từng gây thành dịch trên diện rộng ở nước ta cách nay vài năm.

Để hạn chế tác hại của rầy nâu, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý trong Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp như: Không gieo sạ liên tục (nếu được nên cho đất nghỉ giữa 2 vụ lúa khoảng 20 - 30 ngày); vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ; dùng giống kháng rầy;

Không gieo sạ qúa dầy (nên sạ từ 100 - 120 kg giống/ha, hoặc 70 - 80 kg/ha, nếu sạ hàng); gieo sạ đồng loạt và tập trung trên từng cánh đồng, khu đồng, theo lịch chỉ đạo của cơ quan BVTV địa phương để né rầy;

Bón phân cân đối giữa đạm lân và kali; không nên dùng thuốc trừ sâu phổ rộng ở đầu vụ. Để bảo vệ tập đoàn thiên địch trên ruộng lúa thì việc kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời là biện pháp không thể thiếu, nhiều khi mang tính chất quyết định.

Về thuốc, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dùng để phòng trị sâu bệnh hại lúa. Tuy nhiên, đối với rầy nâu, theo kinh nghiệm của nhiều bà con ở ĐBSCL trong những năm vừa qua thì một số loại thuốc sau đây đã cho hiệu quả rất cao, đó là:

1- Schezgold 500WG: Là thuốc đặc trị rầy nâu (ngay cả khi rầy đã kháng thuốc), thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc; có đặc tính thấm sâu và lưu dẫn. Thuốc có tác động tức thời lên hệ thần kinh dẫn truyền và thần kinh vận động của côn trùng, nên sau khi nhiễm thuốc mặc dù chưa chết ngay nhưng rầy không còn gây hại cho cây lúa được nữa.

Thuốc diệt được cả rầy non và rầy trưởng thành, ít ảnh hưởng đến thiên địch, nên không gây bộc phát rầy nâu. Về liều lượng, có thể pha 1 gói thuốc (loại 15 gram)/bình 16 lít, pha xong phun 2 bình cho 1.000 m2. Nếu mật số rầy cao, hoặc ruộng lúa tốt bít bùng có thể phun 2,5 - 3 bình cho 1.000 m2.

2- Comda gold 5WG: Là thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xua đuổi và thấm sâu; khả năng bám dính và loang trải tốt, hiệu quả phòng trừ rất cao (ngay cả với những loại sâu đã kháng thuốc).

Là thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học, nên ít gây tính lờn kháng thuốc cho sâu; do ít ảnh hưởng đến những côn trùng có ích trên ruộng lúa, nên không gây bộc phát rầy nâu. Về liều lượng, có thể dùng 1/3 gói thuốc (loại 10 gram/gói) pha trong một bình xịt loại 16 lít, pha xong phun 2,5 - 3 bình/1.000 m2.

3- Sairifos 585EC: Do được hỗn hợp bởi hai hoạt chất thuộc nhóm lân hữu cơ và cúc tổng hợp nên hiệu quả diệt trừ sâu được tăng cường rất nhiều; ngoài tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi thuốc còn có khả năng xua đuổi và làm sâu biếng ăn nên hiểu quả phòng trừ rất cao. Về liều lượng, có thể pha 25 - 30 ml thuốc/bình 16 lít, pha xong phun 2,5 - 3 bình/1.000 m2.

4- Sargent 6G: Là thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và xông hơi, có phổ tác động rộng, hiệu lực trừ sâu nhanh, mạnh. Về liều lượng, có thể rải Sargent 6G xuống ruộng với lượng 8 - 10 kg/ha, khi thấy rầy cám xuất hiện. Khi rải, trong ruộng phải có một lớp nước sâu 3 - 5 cm và phải giữ mực nước này từ 3 - 5 ngày.

Những ruộng lúa cao cây, ruộng lúa tốt bít bùng… nên rẽ lúa thành từng băng rộng khoảng 1,5 m, để có thể phun thuốc xuống được tới phần gốc thân cây lúa thì rầy sẽ chết nhiều hơn.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm