| Hotline: 0983.970.780

Biến tướng "dội nước đá"

Thứ Hai 25/08/2014 , 09:42 (GMT+7)

“Ice Bucket Challenge" (dội nước đá) - trào lưu có ý nghĩa về mặt từ thiện đang gây sốt toàn thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, trào lưu nhân văn đang bị nghi ngờ biến thành trò câu view rẻ tiền.

Từ thông điệp nhân văn

Chiến dịch “Ice Bucket Challenge” đã xuất hiện từ năm 2013 và bắt đầu thu hút được sự chú ý mạnh mẽ khi gắn liền với mục đích gây quỹ từ thiện cho ALS Association, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ chuyên nghiên cứu về căn bệnh ALS (bệnh xơ cứng cột bên teo cơ). 

Luật của "Ice Bucket Challenge" rất đơn giản. Khi dội một xô nước đá lên đầu, người dội sẽ được ghi hình lại và có quyền "chỉ định" ba người khác tham gia tiếp theo. Những người đó sẽ phải thực hiện hành động tương tự trong vòng 24 giờ đồng hồ và đóng góp 10 USD cho ALS Association hoặc 100 USD nếu từ chối. 

"Ice Bucket Challenge" đã đem về cho ALS Association tổng cộng gần 42 triệu USD tính từ 29/7 đến 21/8/2014 với hơn 700 nghìn người quyên góp. Chiến dịch đã thành công vang dội khi chứng kiến sự tham gia của hàng loạt người nổi tiếng ở mọi lĩnh vực từ phim ảnh, âm nhạc, thể thao, thời trang và cả các chính trị gia.

Trào lưu này lôi cuốn từ những sao trẻ như Justin Bieber, Justin Timberlake... đến CEO của các Cty hàng đầu thế giới như Mark Zuckerberg, Jeff Bezos... Hay như tổng thống Mỹ Barack Obama cũng hào hứng tham gia trò chơi. Tuy nhiên, người phát ngôn Nhà Trắng cho biết ông Obama sẽ đóng góp tiền thay cho “xô đá”.

Được phát động bởi thành viên của một diễn đàn công nghệ, những clip “Ice Bucket Challenge” này mới manh nha, rậm rịch lan truyền trong giới công nghệ Việt Nam khoảng 6 tháng trở lại đây. Luật chơi vẫn được giữ nguyên như phiên bản “Ice Bucket Challenge” trên thế giới.

Hiện các clip được đăng tải lên Youtube với nội dung về trào lưu này đang tăng lên từng ngày. Một số quỹ từ thiện cũng được lập ra nhằm quyên góp tiền từ thiện như “Hiểu về trái tim” và nhóm từ thiện “Tinh tế" do anh Trần Mạnh Hiệp (quản trị viên một diễn đàn công nghệ tại TP. HCM) thành lập.

Người phát động trào lưu này tại Việt Nam còn lưu ý: Nếu không phải vì mục đích từ thiện hay chỉ muốn dùng nó với mục đích quảng cáo thì các bạn không nên làm, bởi như vậy sẽ làm mất ý nghĩa của trào lưu. 

Mới đây nhất, doanh nhân trẻ Mai Triều Nguyên (Giám đốc chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động Mai Nguyên) cũng vừa đăng tải clip thách thức người quen đổ nước đá lên đầu. Theo Triều Nguyên, những người bạn bị thách đấu không vượt qua thử thách này sẽ nộp phạt 500.000 đồng để xung quỹ từ thiện do anh điều hành.

“Những người tham gia "Ice Bucket Challenge" đang trực tiếp giúp đỡ một căn bệnh ít được biết đến như ALS có thể thu hút được sự chú ý rộng rãi từ khắp nơi trên thế giới. Số tiền gây quỹ chỉ là bề nổi. Những người có triệu chứng của ALS nhưng lại không biết mình mắc bệnh sẽ có thể phát giác sớm hơn.
Các trung tâm nghiên cứu cũng sẽ xem xét lại tầm quan trọng của ALS và cùng nhau tìm ra phương thức chữa trị”, cầu thủ bóng chày Peter Frates, người sáng lập ra trào lưu “Ice Bucket Challenge”.

Và thậm chí, trào lưu này không ngừng lại ở sự tham gia của cư dân mạng mà đã lan đến cả các sao Việt. Trong danh sách các nghệ sĩ, đã có: Isaac, Dương Khắc Linh, Hồ Vĩnh Khoa, Diễm My 9x... và danh sách đó đang không ngừng mở rộng khi các sao này đã thách thức thêm những cái tên như Hồ Ngọc Hà, Ngô Thanh Vân...

Bị lợi dụng

Tuy nhiên, chiến dịch này tại Việt Nam đang vấp phải nhiều sự chỉ trích vì cho rằng nó đã bị biến tướng và trở thành một trào lưu "rẻ tiền" của những kẻ rảnh rỗi trên Internet. 

Ban đầu, những người tham gia “Ice Bucket Challenge” buộc phải giải thích rõ lý do tại sao họ làm như thế khi đăng tải đoạn clip lên mạng, nhằm quảng bá cho ALS Association. Thế nhưng những clip được đăng tải tại Việt Nam có ít người thực hiện điều này. 

Rất nhiều người đơn thuần chỉ xem đây là một dạng trò chơi "tag" (chia sẻ thông tin) phổ biến trên Facebook và không quan tâm lắm đến mục đích gây quỹ từ thiện. Thậm chí, họ còn không bỏ thời gian ra để tìm hiểu liệu ALS là căn bệnh gì. Và mục đích cuối cùng của việc tham gia trào lưu này cũng chỉ là để câu view cho các trang mạng xã hội.

Và ngay cả các "sao" Việt cũng hưởng ứng trào lưu “Ice Bucket Challenge” theo một cách rất... “nửa mùa”. Hàng loạt nghệ sĩ trẻ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia trào lưu một cách rầm rộ trên các chương trình truyền hình và trên cả trang cá nhân. Tuy nhiên, hiệu quả về từ thiện từ các clip này gần như bằng không!

Nhiều nhận xét để lại dưới các clip này là sao Việt mới chỉ học được một nửa nội dung của trào lưu “Ice Bucket Challenge”. Họ đơn giản chỉ dội nước lạnh vào người và thách đố người khác, chứ hoàn toàn chưa thấy có một quỹ từ thiện hay một hoạt động từ thiện nào “đi kèm” trào lưu này của "sao" Việt.

Chính vì vậy, việc bắt chước một cách “nửa mùa” trào lưu này đang khiến nhiều "sao" Việt trở nên “kém đẹp” trong mắt người hâm mộ. Nhất là sau khi một số nhân vật gây “hot” trên cộng đồng mạng như Lệ Rơi, Lệ Sầu cũng quay clip về trào lưu này. Những tranh cãi về tính nghiêm túc của giới trẻ Việt Nam hiện đang “nổ” ra tại nhiều diễn đàn của cộng đồng mạng .

“Mục đích chính của "Ice Bucket Challenge" là gây sự chú ý cho các quỹ từ thiện, và nếu không quan tâm hoặc không biết gì về quỹ, thì hành động này hoàn toàn vô nghĩa. Vậy nên, nếu bạn được thách thức tham gia "Ice Bucket Challenge", hãy chắc rằng mình đã hiểu về ý nghĩa của trào lưu này, cũng như thực hiện nó với mục đích từ thiện. Có như vậy, trào lưu này mới thật sự trở thành một hành động có ý nghĩa với cộng đồng”, Trần Mạnh Hiệp, người điều hành quỹ từ thiện “Hiểu về trái tim”.

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm