| Hotline: 0983.970.780

Biển và làng nghề

Thứ Hai 13/08/2012 , 15:23 (GMT+7)

Có những người không làm ăn trên biển, nhưng cuộc sống của họ lệ thuộc vào biển. Biển no, họ có cuộc sống sung túc. Biển đói, họ lập tức lâm cảnh thất nghiệp.

Có những người không làm ăn trên biển, nhưng cuộc sống của họ lệ thuộc vào biển. Biển no, họ có cuộc sống sung túc. Biển đói, họ lập tức lâm cảnh thất nghiệp.

>> Ngư dân miền Tây vươn khơi bảo vệ chủ quyền
>> Sức trẻ trên biển cả
>> Đội tàu “khủng” của một ngư dân
>> Bảo đảm hỗ trợ trực tiếp nông dân
>> Phải hiện đại tàu cá
>> Đóng tàu lớn vươn khơi
>> Tiếp sức ngư dân
>> 'Trung Quốc đang xâm lược bằng tàu cá'
>> Giữ ngư trường cho con cháu
>> Ngư dân không đơn độc
>> Ngư dân không nao núng

Nghề nước mắm đói nguyên liệu

Nơi đâu có biển là có nghề làm nước mắm. Ở Bình Định, xuất phát từ vài ba hộ làm nước mắm truyền thống tại Vạn Gò Bồi, 1 vùng biển thuộc xã Phước Hòa (Tuy Phước), trải qua hàng trăm năm phát triển, hiện nay tại Bình Định đã hình thành nhiều làng nghề làm nước mắm quy mô lớn. Theo ông Nguyễn Sanh Ngọc, chuyên viên phòng Thủy sản (Sở NN-PTNT Bình Định), hiện nay trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở SX nước mắm truyền thống quy mô trên 1 triệu lít/năm, và 40 cơ sở SX nước mắm khác có quy mô vừa và nhỏ, tập trung tại các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, TX An Nhơn và TP Quy Nhơn... với tổng sản lượng 30 triệu lít/năm.

Nguồn nguyên liệu chủ yếu của nghề làm nước mắm là cá cơm, sản phẩm đánh bắt của những chiếc tàu hành nghề lưới vây trên biển Đông. Theo công thức truyền thống của nghề làm nước mắm thì cứ 1 kg cá cho ra 1 lít nước mắm. Như vậy, tại Bình Định, với sản lượng 30 triệu lít/năm thì mỗi năm, nghề nước mắm ở tỉnh này cần đến 30 triệu kg cá cơm.

“Nguồn nguyên liệu cần cho sản xuất lớn là vậy nên khi biển đói, các làng nghề nước mắm chới với liền. Mấy năm gần đây, do thiếu nguyên liệu trầm trọng nên nghề SX nước mắm ở Bình Định lâm vào thế bí. Qua kiểm tra, từ đầu năm đến nay hoạt động SX nước mắm trên địa bàn tỉnh “yếu” hẳn, nhất là những cơ sở tại cụm công nghiệp Gò Mít (Phù Cát)”, ông Nguyễn Sanh Ngọc cho biết.

Do nguồn cá cơm thu mua được tại Bình Định không đủ cung ứng cho SX nên những cơ sở nước mắm ở đây dựa vào nguồn nguyên liệu của tỉnh Bình Thuận, vùng đánh bắt cá cơm lớn nhất nước. Thế nhưng mấy năm qua, nguồn nguyên liệu tại Bình Thuận cũng “đứt hàng” nên các cơ sở SX nước mắm ở Bình Định liền tìm đến các vùng biển Quảng Ngãi, Khánh Hòa để mua cá cơm.

Do nguyên liệu khan hiếm nên trong thời gian gần đây, khi ra khơi, những chiếc tàu chuyên đánh bắt cá cơm mang theo những chiếc thùng nhựa và muối hạt. Đánh bắt được mẻ nào là họ ướp muối cho cá ngay mẻ ấy để cá không bị hư, tránh thất thoát, ngư dân gọi là chượp cá. Cá cơm chượp tuy được bán giá cao hơn nhưng các cơ sở SX nước mắm rất ưa mua vì với nguồn nguyên liệu này, họ không phải thực hiện công đoạn muối cá.


Phơi cá cơm để làm mắm

Mùa cá cơm chính vụ ở Bình Định là từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Tuy nhiên, cá cơm là loại cá di chuyển rất bất thường nên tàu đánh bắt phải dịch chuyển theo chúng mới mong khai thác đạt hiệu quả. Ngư dân Lê Văn Hải ở xã Cát Khánh (Phù Cát - Bình Định) chuyên làm nghề đánh bắt cá cơm cho biết: “Cá cơm di chuyển liên tục, nhiều khi tháng này xuất hiện nhiều ở Bình Thuận, nhưng tháng sau đã kéo hết ra tận Quảng Ngãi. Tụi tui chạy theo chúng đến chóng mặt đánh bắt mới có”.

Tình trạng thiếu nguyên liệu trong SX nước mắm cũng xảy ra tương tự tại Quảng Ngãi. Tại xã Đức Lợi (Mộ Đức), nơi có hơn 600 hộ làm nghề nước mắm, mỗi năm cung ứng cho thị trường từ 3,5-4 triệu lít, trong thời gian qua cũng bị đình trệ vì đứt nguồn nguyên liệu, hàng ngàn lao động lâm cảnh thất nghiệp. Mùa cá cơm rộ ở Đức Lợi thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước kéo dài đến tháng 2 (ÂL) năm sau, các cơ sở SX nước mắm thu mua cá cơm suốt vụ để làm nguyên liệu chế biến cho năm mới. Thế nhưng từ năm ngoái đến nay nguồn cá cơm giảm hẳn.

 Ngư dân Lê Năm ở cảng Mỹ Á than thở: “Tui đi biển gần bờ, những năm trước chuyến nào về ghe cũng đầy cá. Mấy năm nay chạy hết dầu cũng chỉ đánh bắt được rất ít, không đủ chi phí tiền nhiên liệu. San hô dưới lòng biển bị khai thác triệt để quá nên cá không còn nơi trú ngụ, sinh sản nên cá mỗi ngày mỗi vắng là chuyện dễ hiểu”.

Trước tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng nên từ cuối năm ngoái, giá cá cơm tăng vun vút. Từ 5.000-6.000đ/kg tăng dần đến 15.000-18.000đ/kg. “Việc thiếu nguồn nguyên liệu cá cơm 1 phần do thương lái Trung Quốc tranh mua mạnh quá, cũng vì đó đã đẩy giá cá tăng vao vùn vụt. Bây giờ mà mua được cá về chế biến thì cũng chẳng mong có đồng lãi. Đã mang lấy nghề thì giờ phải làm chứ không lẽ bỏ nghề”, bà Lê, 1 chủ cơ sở nước mắm ở Đức Lợi tâm sự.

Làng chế biến cá cơm lao đao

Xã miền biển Mỹ An (Phù Mỹ - Bình Định) không chỉ được nhiều người biết đến do có đội tàu đánh cá “khủng” của gia đình lão ngư Nguyễn Văn Ái ở thôn Xuân Thạnh mà còn nổi tiếng vì có làng nghề chế biến cá cơm. Từ lâu, cá cơm khô Mỹ An đã trở thành món đặc sản và được xuất khẩu với số lượng lớn.

Bờ biển Mỹ An được chia làm hai bãi: bãi trước và bãi sau, theo cách gọi người địa phương. Bãi sau được bố trí dành cho các cơ sở chế biến cá cơm khô. Bãi trước là nơi tập kết tàu thuyền đánh bắt hải sản và làm nơi họp chợ của dân địa phương. Hải sản cập bến bãi trước và được đưa về bãi sau để chế biến. Lò chế biến cá cơm khô tập trung trên bãi cát dài ven biển ở thôn Xuân Bình. Những lò chế biến cá cơm ở Mỹ An được xây dựng tập trung, xa khu dân cư nên giảm ô nhiễm môi trường sống của người dân khá nhiều so với trước đây.

Chị Đinh Thị Bình Châu, một người dân ở thôn Xuân Bình, đang làm công tại cơ sở chế biến cá cơm của bà Trương Thị Kiều, cho biết: “Một năm có hai mùa cá cơm, mùa tháng 3, tháng 4 và mùa tháng 6, tháng 7. Nhân công làm việc trong lò từ 5 giờ sáng đến chiều, những lúc cá vào rộ thì công việc của tụi tui kéo dài tới tận đêm khuya. Tiền công được tính tùy vào số lượng cá, và nếu chủ lò bán sản phẩm được giá cao thì tiền công của tụi tui cũng được chủ lò tính cao hơn. Bình quân được khoảng gần 100.000đ/ngày. Bây giờ, hầu hết các cơ sở chế biến cá cơm ở đây đã đóng cửa nên đa số lao động bị thất nghiệp”.

“Ngoài nghề chế biến nước mắm và cá cơm, ở Bình Định còn có 22 cơ sở chế biến chả cá nổi tiếng cả nước với nguồn nguyên liệu là cá mối, cá đù đỏ và 49 cơ sở chế biến thủy sản hàng khô. Những nghề nói trên lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn hải sản đánh bắt được của lực lượng tàu cá. Nếu tàu thuyền đánh bắt nhiều cá thì hoạt động của họ trôi chảy. Nếu biển không cho nguồn nguyên liệu thì chuyện làm ăn của họ đành phải lâm cảnh bế tắc”, ông Nguyễn Sanh Ngọc, chuyên viên Phòng Thủy sản (Sở NN-PTNT Bình Định).

Cá cơm khô bán sỉ tại xưởng chế biến giá từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng/kg, ra đến chợ hoặc thành hàng xuất khẩu sẽ có giá từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg. Vốn đầu tư xây dựng một lò chế biến cá cơm cỡ nhỏ vào khoảng 50 - 60 triệu đồng, bài bản và có công suất lớn hơn thì đến hàng trăm triệu đồng. Chế biến cá cơm cho thu nhập khá nên những năm trước đây, lò chế biến cá cơm mọc lên rầm rộ ở Mỹ An. Nguồn nguyên liệu của làng chế biến cá cơm chủ yếu dựa vào đội tàu đánh bắt của địa phương với sản lượng gần 3.000 tấn/năm.

Do nghề chế biến cá cơm ăn nên làm ra nên trong những năm trước đây, có nhiều chủ của những chiếc ghe, tàu có công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ không hiệu quả ở Mỹ An bán ghe, tàu chuyển sang làm nghề chế biến cá cơm. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, một người đã chuyển từ nghề đi biển sang chế biến cá cơm, cho biết: “Những năm trước, với trên 1.000 tấm vỉ phơi cá, hàng năm gia đình tôi có lãi từ 50-60 triệu đồng. Hồi đó, cơ sở chế biến của gia đình tui thường xuyên giải quyết việc làm cho 20-30 lao động với mức lương trung bình từ 1,2-1,5 triệu đồng/người/tháng. Làm nghề chế biến cá cơm cho thu nhập khá. Thế nhưng trong mấy năm gần đây, do thiếu nguyên liệu, không có cá làm nên người ta bỏ lò gần hết”.

Ông Nguyễn Sanh Ngọc, xác nhận: “Nếu như trước đây, làng nghề chế biến cá cơm ở Mỹ An có đến 30-40 cơ sở thì hiện nay chỉ còn có 7 cơ sở hoạt động. Nhưng cũng chỉ là hoạt động cầm chừng chứ cá cơm đâu ra mà làm”. Theo công thức 4kg cá cơm tươi cho ra 1 kg cá cơm khô, thì với sản lượng gần 500 tấn cá cơm khô/năm, các cơ sở chế biến cá cơm ở Mỹ An mỗi năm phải cần đến gần 2.000 tấn nguyên liệu.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chỉ ra sai phạm tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với dự án mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi của tỉnh.