| Hotline: 0983.970.780

Biểu tượng của sự hợp tác và tình hữu nghị

Thứ Ba 07/01/2020 , 08:50 (GMT+7)

Đầu năm 2005, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam triển khai dự án đầu tư ra nước ngoài đầu tiên, phát triển cây cao su tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND) Lào.

Tập đoàn đã cử 19 cán bộ khung từ Việt Nam qua Lào nhận nhiệm vụ.
 

I.

Trước hết đoàn cán bộ cắm tuyến, nhận đất rồi làm công tác nhân sự, tuyển dụng lao động là người dân các bộ tộc Lào để đào tạo, hướng dẫn họ trồng cao su, kết hợp đào tạo nghề cho đội ngũ công nhân người Lào. Triển khai xây dựng vườn ươm, đưa giống cây cao su từ Việt Nam sang, sẵn sàng khi có đất đến đâu, kết hợp khai hoang, trồng mới đến đó.

15-01-22_1-2
Lãnh đạo Công ty TNHH Cao su Việt Lào cùng các đơn vị trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước nhân Lễ kỷ niệm 90 năm ngành Cao su Việt Nam.

 Những ngày đầu đã gặp muôn vàn khó khăn, do chưa am hiểu phong tục tập quán, điều kiện địa lý xa xôi, cơ sở vật chất chưa có gì, phải tự làm lán trại tạm bợ để sinh hoạt.

Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam lúc đó cũng còn nhiều ý kiến chưa thống nhất; có những cổ đông đã góp vốn, lo không hiệu quả, chưa tin tưởng nên đã rút vốn. Số ít người trong bộ khung được Tập đoàn cử sang, không chịu nổi điều kiện xa nhà và những khó khăn gian khổ, đã đầu hàng hoàn cảnh, trở về Việt Nam.

Số còn lại 10 người là cán bộ khung sang Lào ngay từ ngày đầu, tiếp tục ở lại, đi sâu tìm hiểu phong tục tập quán, quan hệ tình cảm với già làng, trưởng bản và chính quyền địa phương để họ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, giao đất và tuyển dụng lao động người Lào tại chỗ để trồng cao su.

Với lực lượng lao động của công ty từ 10 người lúc đó, trải qua 15 năm lao động gian khổ, bám đất, bám dân, được sự hợp tác giúp đỡ của địa phương, sự nhiệt tình tham gia làm công nhân cao su của người dân, vừa làm vừa củng cố xây dựng đơn vị, đến nay Cao su Việt Lào đã trở thành một công ty làm ăn lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao, vươn lên dẫn đầu toàn ngành Cao su Việt Nam về năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế, là điểm sáng trong các đơn vị đầu tư tại nước ngoài của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
 

II.

Qua 15 năm xây dựng và phát triển, theo kế hoạch đến năm 2010, công ty mới trồng xong trên tổng diện tích 10.031 ha cao su, nhưng năm 2008, công ty đã hoàn thành nhiệm vụ trồng mới, tỷ lệ cây sống đạt 98%, vượt trước kế hoạch 2 năm. Toàn bộ diện tích này hầu hết nằm trong huyện Bachiang, tỉnh Champasak.

Tính từ năm 2011, khi bắt đầu khai thác mủ đến năm 2018, công ty đã khai thác bình quân 15.000 tấn mủ cao su một năm, vượt mức kế hoạch, là đơn vị đầu tư ra nước ngoài làm ăn có lãi lớn, đã chia cổ tức 62 tỷ đồng cho cổ đông.

Công ty luôn là thành viên câu lạc bộ 2 tấn, đứng ttop đầu trong các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Năm 2017 lãi trên 116 tỷ đồng, đời sống công nhân và người lao độngđược nâng cao, bình quân lương đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Cao su Việt Lào là đơn vị đứng đầu toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ liên tục nhiều năm trong ngành cao su Việt Nam, bảo đảm cho 2.321 lao động là người dân các bộ tộc Lào có cuộc sống ngày một đầy đủ, góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện Bachiang nói riêng và tỉnh Champasak nói chung.

Cây cao su phát triển đến đâu, điện, đường, trường, trạm của địa phương phát triển đến đó. Huyện Bachiang từ một vùng đất hoang hóa, người dân sống du canh du cư, phá rừng trồng lúa, nghèo khó, nay nhiều người đã là công nhân cao su.

Nhiều người dân cũng đã ý thức được việc trồng cao su mang lại hiệu quả kinh tế, nên đã mạnh dạn đầu tư trồng cao su, trồng các cây công nghiệp ngắn ngày. Từ những kiến thức có được của công nhân cao su, đến nay toàn huyện đã trồng hơn 1.000 ha cao su tiểu điền và cây ăn trái, cây lương thực ngắn ngày. Huyện Bachiang nay đã xóa được đói, giảm được nghèo, có thu nhập bình quân cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế khu vực.

Công ty đã góp phần vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương như xây dựng nhà nghỉ công nhân, xây dựng đường giao thông đến từng bản làng để đi lại thuận tiện, xây dựng mạng lưới điện, trường học và trạm y tế cho huyện Bachiang.

Công ty nghiêm chỉnh chấp hành quy định tập tục của nước bạn Lào, tôn trọng phong tục tập quán, thiết lập tốt tình đoàn kết với người dân địa phương, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết hữu nghị. Hàng năm công ty đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ tỉnh, huyện, công nhân người Lào xuất sắc đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi tại các công ty cao su miền Đông, Tây Nguyên của Việt Nam với hàng trăm cán bộ và hàng nghìn công nhân.
 

III.

Tỉnh trưởng Champasak, TS Bun Thoảng Đivixay và Chủ tịch huyện Bachiang Sổm Bút Takun, trong Văn bản hiệp y đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho Công ty Cao su Việt Lào đã xác nhận: Dự án trồng cao su của Công ty TNHH Cao su Việt Lào nằm trên địa bàn huyện Bachiang, tỉnh Champasak, nước CHDCND Lào, đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương ngày càng bền vững.

Công ty đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, là khuôn hình mới cho địa phương. Công ty nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Lào, tôn trọng phong tục tập quán, thiết lập tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân địa phương.

15-01-22_pho_chu_tich_nuoc_dng_thi_ngoc_thinh_thm_vuoi_co_su_cu_tp_don_co_su
Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm vườn cao su trong chuyến thăm, làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Công ty luôn hợp tác với Ủy ban chính quyền các cấp của Lào theo phương hướng mà hai Đảng, hai chính phủ Việt – Lào đã đề ra, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết hữu nghị ngày càng xanh tươi.

Công ty thường xuyên nộp thuế cho Chính phủ đúng theo quy định của pháp luật Lào, chăm lo đời sống cán bộ công nhân ngày càng tốt hơn, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực. Trong nhiều năm liên, công ty được hai Chính phủ và tỉnh Champasak tặng thưởng nhiều danh hiệu, huân chương và bằng khen.

Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse, CHDCND Lào cũng đã xác nhận: Là một trong những doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang hợp tác đầu tư tại nam Lào, trong quá trình hoạt động, công ty luôn chấp hành nghiêm pháp luật của hai nước Việt Nam và Lào; quan tâm chăm lo đời sống người lao động, làm tốt công tác an ninh xã hội với nhân dân địa phương, được lãnh đạo địa phương nước bạn Lào đánh giá cao, góp phần thiết thực vào việc củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt hai nước Việt Nam – Lào.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cao su Việt Lào đã vinh dự được đón tiếp Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, các đồng chí Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ, Ban, ngành Việt Nam; đồng chí Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào, Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào, cùng các đồng chí là Tỉnh trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện, lãnh đạo các cơ quan nông nghiệp của nước CHDCND Lào cũng đã tới thăm công ty, động viên cán bộ, công nhân viên và người lao động công ty khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhiều đoàn đại biểu các địa phương, đơn vị trong nước cũng đã đến công ty tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Cao su Việt Lào là điểm sáng, là hiệu quả minh chứng cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước và vun đắp cho tình hữu nghị Việt – Lào trong sáng, thủy chung như lời Bác Hồ đã dạy “Việt – Lào hai nước chúng ta, tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long”.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm