| Hotline: 0983.970.780

Bình chọn ngôi sao để làm gì?

Thứ Năm 28/01/2010 , 10:41 (GMT+7)

Gần như đã thành thông lệ, cứ kết thúc một năm thì nhiều đơn vị truyền thông lại tổ chức bình bầu ca sĩ, và không ít danh hiệu được hình thành từ đấy.

Hồ Ngọc Hà – ca sĩ được lọt vào nhiều bảng xếp hạng nhất hiện nay

Gần như đã thành thông lệ, cứ kết thúc một năm thì nhiều đơn vị truyền thông lại tổ chức bình bầu ca sĩ, và không ít danh hiệu được hình thành từ đấy. Có thể kể ra đây các giải thưởng quen thuộc với công chúng như Mai Vàng, Cống Hiến, Làn Sóng Xanh…Thế nhưng, chân thành mà nói, thì những kết quả bỏ phiếu do khán giả hoặc do hội đồng chuyên môn có giới hạn ấy vẫn chưa có gì đảm bảo cho một ngôi sao đích thực! 

Có người sẽ nói, chính tiếng hát chứng minh vị trí ca sĩ, cần thiết gì cái danh hiệu này danh hiệu nọ rườm rà rách việc. Đã có không ít ca sĩ khuất bóng rồi mà giọng hát của họ còn xao xuyến trái tim công chúng, nhưng sức bật của một nền ca nhạc không thể mong chờ vào may rủi một số phận. Đã qua rồi sự mặc cảm “xướng ca vô loài”, ca sĩ đang được coi là một nghề có khả năng phản ánh sự thịnh vượng của xã hội, cho nên rất cần được xã hội vun đắp thỏa đáng.

Trước đây, chỉ cần hai chữ “ngôi sao” đã đủ tạo nên hào quang cho bất kỳ ca sĩ nào. Khốn khổ thay, không những các bầu show láu lỉnh mà chính giới truyền thông cũng hào phóng quá mức cần thiết khi khen tặng, nên khái niệm ca sĩ ngôi sao mờ mịt dần. Do đó, ngoài chuyện hét giá cát-xê như một cách kiêu hãnh đẳng cấp, ca sĩ không thể lấy danh hiệu nào làm bằng chứng một vị trí cá nhân.

Nội lực giọng hát sẽ khẳng định ca sĩ, nhưng công nghệ biểu diễn thời WTO không chỉ trông chờ vào cách nhả chữ, cách luyến láy hoặc tinh tế hơn là hồn vía nghệ sĩ mà vươn lên thành danh. Kỹ năng sân khấu và hiệu quả phòng thu đã và đang mang lại nhiều cảm giác thăng hoa mới. Hơn nữa, hệ thống fanclub cũng góp phần chi phối những bảng xếp hạng, và tạo nên nhiều cơn sốt ảo. Nếu muốn có được một sân khấu ca nhạc chuyên nghiệp thực sự thì chúng ta không được phép dùng vai trò đám đông thay thế thẩm định nghề nghiệp. Chính vì lẽ ấy, mà nhiều năm qua, chúng ta đã có những Cty tổ chức biểu diễn đủ tài lực và không ít ca sĩ đủ tư chất, nhưng vẫn chưa có một tên tuổi nào vượt ra khỏi biên giới. Vì sao? Rất đơn giản, vì chúng ta chưa hình dung được và chưa kiến tạo được vẻ đẹp của một ngôi sao, mà cụ thể nhất là tưởng thưởng bằng một danh hiệu xứng đáng cho ca sĩ đang độ chín muồi tài năng.  

Những ca sĩ ăn khách hôm nay, nhìn một cách thấu đáo, đang chơi vơi giữa hai sự tôn vinh: danh hiệu của thị trường và danh hiệu của nhà nước? Ông bà mình rút tỉa được một kinh nghiệm rất hay là “thầy đàn già, con hát trẻ”. Ca sĩ rực rỡ nhất ở độ tuổi 20 đến 30 nhưng giai đoạn này họ lại phải đứng ngoài những thước đo thành tựu theo phương pháp hành chính. Không có gì đáng buồn bằng trong nghề hát, danh hiệu được trao khi ca sĩ không còn đủ thanh sắc đứng trên sân khấu nữa. Ở đây nhất định phải có sự tư duy lại một cách hợp lý hơn.  

Trong bối cảnh hội nhập văn hóa, nếu phải giới thiệu một ca sĩ đại diện cho Việt Nam thì chúng ta biết dựa vào tiêu chí nào? Một đất nước có dân số trẻ, không lẽ đưa một NSƯT hay NSND đã ở tuổi 40 sang chinh phục cảm tình của bè bạn quốc tế? Lời nhắc nhở “con hát trẻ” của tiền nhân càng đúng ở hoàn cảnh mở cửa giao lưu ca nhạc với năm châu.

Để không loạn ngôi sao, để không loạn thẩm mỹ, để ca nhạc có đỉnh cao thì cái danh hiệu phải được trao khi ca sĩ đang tỏa sáng và đầy những hứa hẹn tương lai. Không tiếc nuối ư, không ái ngại ư, không ưu tư ư, khi những ca sĩ có tài, có sáng tạo và lao động nghiêm túc vẫn cứ loanh quanh chạy show rồi “về hưu”? 

Hầu như chúng ta đã có những cơ sở tương đối cần thiết để thúc đẩy lĩnh vực ca nhạc phát triển như Hội nhạc sĩ Việt Nam, Hiệp hội ghi âm Việt Nam và gần đây nhất là Ngày Ca sĩ – Singer’ Day cũng đã hình thành. Tại sao những tổ chức này không ngồi lại với nhau và cùng với giới truyền thông bình chọn một danh hiệu cho ca sĩ ngôi sao? Cái danh hiệu ca sĩ ấy chắc chắn sẽ dung hòa được hai yếu tố nghệ thuật và thị trường. Tất nhiên, khi đơn vị quản lý nhà nước, giới chuyên môn và dư luận cùng gặp nhau tại một điểm, thì danh hiệu ca sĩ sẽ thuyết phục tất cả khán giả trong nước và hội tụ hình ảnh đại diện cho đời sống ca nhạc Việt Nam hiện đại!

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Văn Trường, Văn Tùng đá chính, U23 Việt Nam quyết thắng U23 Malaysia

HLV Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra đội hình xuất của ĐT U23 Việt Nam đối đầu U23 Malaysia, mục tiêu sẽ là giành 3 điểm trước đối thủ cùng khu vực.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm