Thứ sáu, 26/04/2024 | 00:09 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 06:55, 16/12/2016

Bình Điền đồng hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Từ chỗ chỉ có một vài đơn vị sản xuất nhỏ, quy mô chưa tới 1ha, sau hơn 10 năm, đến nay, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã phát triển trên diện tích 43.000ha, sản lượng đạt 140.000 tấn/năm.

Được sự bảo trợ của Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN, TW Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Việt Nam, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm; cùng với sự tài trợ của Cty CP Phân bón Bình Điền, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam vừa tổ chức Lễ tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam lần thứ nhất, năm 2016.

nh-1104633402
 

41 đơn vị và cá nhân được tôn vinh, là những điển hình xuất sắc, được lựa chọn từ gần 200 các mô hình, giải pháp sáng tạo, tiên tiến, đại diện cho 1.000 hội viên trong cả nước.
 

Xu hướng phát triển tất yếu

Ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam nhấn mạnh: “Sản xuất hữu cơ là quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ đất trồng, nước tưới không bị ô nhiễm; không xử dụng phân bón, thuốc BVTV, các chất kích thích tăng trưởng và giống cây trồng biến đổi gen… Sản xuất nông nghiệp hữu cơ hướng tới bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt.

Từ chỗ chỉ có một vài đơn vị sản xuất nhỏ, quy mô chưa tới 1ha, sau hơn 10 năm, đến nay, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã phát triển trên diện tích 43.000ha, sản lượng đạt 140.000 tấn/năm.

Nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh hữu cơ khá bền vững, như vùng chè hữu cơ ở bản Liền (Lào Cai), Tiên Nguyên (Hà Gang) trên 300ha; gạo hữu cơ Quế Lâm ở Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng 200ha, sản lượng đạt 500 tấn, doanh thu trên 12 tỷ đồng; gạo hữu cơ Hoa Sữa kết hợp thả tôm, cá tự nhiên của DN Viễn Phú ở U Minh (Cà Mau) trên 320ha; rau hữu cơ Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội) sản lượng từ 50 - 70 tấn/tháng; Tập đoàn TH True Milk có trang trại 20.000ha ở Nghệ An…

Ông Trần Thành Nam,Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng: “Đây là dịp tốt để quảng bá, tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, trong đó có nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ cho việc xây dựng thương hiệu nông sản VN đối với người tiêu dùng trong nước và quốc tế; khẳng định những thành tựu và đóng góp quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần nâng cao vị thế của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập”.
 

Còn lắm khó khăn

Giao lưu với khán giả,các đại biểu là cán bộ hội nông dân và doanh nghiệp sản xuất đều chia sẻ: Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cả 4 nhà đang có nhiều vướng mắc. Nhà nông còn nặng tâm lý “ăn no, mặc ấm”, cộng với nhận thức và khả năng tiếp cận KHKT hạn chế, nên sợ thất thu, ngại thay đổi cách thức và tập quán sản xuất. Nhà doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.

Có khi phải làm cho nông dân coi, biếu sản phẩm cho dân ăn thử, rất cần tiền đầu tư mà tiếp cận đồng vốn từ ngân hàng không dễ; lại bị không ít doanh ngiệp làm ăn chộp dựt, đóng mác hữu cơ, an toàn cho sản phẩm trôi nổi làm mất uy tín, mất giá sản phẩm hữu cơ chân chính. Nhà khoa học cũng thiếu tiền và cả cơ chế sử dụng đồng tiền trong nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất. Nhà nước thì chưa ban hành đủ hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn và hành lang pháp lý cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ…

Ông Vũ Quang Huy, chủ trang trại hơn 200ha trồng chuối ở Long An và Tây Ninh, mỗi năm xuất bán hơn 40 tấn quả, không chỉ tại thị trường nội địa, mà còn sang cả Nhật Bản, Trung Quốc, Trung Đông, cho biết: “Cái khó cuả DN nông nghiệp là đất đai, vốn và nhân lực. Cái này càng khó với sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bởi phải có cả một quy trình quản lý từ đất, nước tưới, phân bón, thuốc BVTV đến công nghệ sau thu hoạch. Ví dụ trồng chuối rất cần phân kali hữu cơ mà hiện ta chưa có; hay muốn cho trái chuối đẹp rất cần thuốc xịt hữu cơ nhưng rất khó kiếm. Rồi phải đầu tư nhà màng tốn kém… trong khi sản xuất hữu cơ năng suất thấp, nông sản không “bắt mắt”, giá thành sản phẩm cao.

Ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, nói: “Mặc dù là DN sản xuất phân bón NPK lớn nhất nước, nhưng nắm bắt xu hướng phát triển, Bình Điền đã đầu tư sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học từ nhiều năm nay. Sản lượng sản xuất hơn 30.000 tấn/năm dù còn nhỏ so với tổng sản lượng 700.000 tấn/năm, nhưng các sản phẩm hữu cơ, sinh học của Bình Điền sẽ ngày càng tăng lên”.

Bình Điền luôn đưa ra những sản phẩm phân bón chất lượng cao và khuyến cáo nông dân giảm lượng bón, cũng tức là giảm tiền đầu tư, công lao động, phí vận chuyển, lưu kho… nhất là giảm ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Bình Điền thường xuyên tổ chức đưa nông dân đi tham quan, học tập các mô hình sản xuất hữu cơ, sinh học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế, Thái Lan… cũng là góp phần giúp nông dân có ý thức canh tác thông minh, vì một nền nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững.

 

Trần Đình Thế

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

Kéo doanh nghiệp liên kết sản xuất lúa hữu cơ

CẦN THƠ Huyện Vĩnh Thạnh đang lựa chọn các doanh nghiệp uy tín về sản xuất phân bón hữu cơ để xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ.

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Dưới bóng vườn hồ tiêu hữu cơ xanh mướt

Những ngôi nhà lọt thỏm giữa vùng hồ tiêu hữu cơ tạo ra không xanh đáng sống, như xua đi cái nắng gay gắt đầu hè ở vùng đất lửa Quảng Trị.

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

Canh tác ‘không làm phiền đất' trên vùng cát bạc màu

QUẢNG BÌNH Trên vùng cát xã Lý Trạch, mô hình trồng na Đài Loan hướng 'thuận thiên', đã mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Huyện có 11 nghìn ha quế hữu cơ

Huyện có 11 nghìn ha quế hữu cơ

YÊN BÁI_ Huyện Văn Yên hiện có trên 11.000ha quế đạt chứng nhận hữu cơ và đang tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới để hướng tới các thị trường xuất khẩu cao cấp.

Xem Thêm