| Hotline: 0983.970.780

Bình Định chìm trong biển nước.

Thứ Bảy 16/11/2013 , 17:31 (GMT+7)

Tính đến 11 giờ ngày 16/11, toàn tỉnh có 11 người chết và 3 người mất tích.

Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh cho biết, đêm 15 và sáng ngày 16/11, mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của người dân.

Tính đến 11 giờ ngày 16/11, toàn tỉnh có 11 người chết ( Phù Cát 1 người, TP Quy Nhơn 1 người, Hoài Ân 1 người, Tây Sơn 3 người, Tuy Phước 2 người, thị xã An Nhơn 3 người); và 3 người mất tích (thị xã An Nhơn 2 người, Vân Canh 1 người).

Mưa lũ còn làm ngập khoảng 95.000 nhà dân ở các địa phương trong tỉnh…

Sáng ngày 16/11, tại các khu vực đầu nguồn các dòng sông, nước lũ vẫn còn rất lớn, uy hiếp tính mạng người dân.

Riêng tại huyện Vĩnh Thạnh, đến 11 giờ cùng ngày, xã Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn vẫn bị nước lũ cô lập. Đường tránh hồ Định Bình bị sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị ách tắc; cầu treo qua làng O2, xã Vĩnh Kim bị trôi; 5 nhà dân bị sập, 80 nhà khác bị ngập nước.

Còn tại Tây Sơn, nhiều khu dân cư ở xã Bình Nghi, Tây Giang, Tây Xuân, Tây Phú… vẫn còn là một biển nước mênh mông. Trên địa bàn có 3 người dân ở xã Bình Nghi, Bình Thuận, thị trấn Phú Phong bị chết do mưa lũ, trong đó có 1 người chưa tìm thấy xác. Trên địa bàn huyện còn có  trên 10.000 ngôi nhà dân bị ngập, có nơi nhà dân ngập tới nóc. Nước lũ cũng đã cuốn trôi 1 nhịp cầu Tây Thuận (xã Tây Thuận). Kênh suối Nước Đục (xã Bình Thuận), kênh Lộc Giang (xã Tây Xuân) bị sạt lở 350m; 100ha lúa vụ 3 bị ngập úng.

Thị xã An Nhơn cũng đang bị mưa lũ gây nhiều thiệt hại. Trên địa bàn huyện có 2 người chết là bà Nguyễn Thị Trúc ở thôn Thái Thuận, xã Nhơn Phúc; bà Cao Thị Diền ở phường Nhơn Hòa và 2 người khác bị nước cuốn trôi chưa tìm thấy thi thể. Cầu Tân An nằm trên đoạn QL 1A bị sập đã làm chia cắt giao thông qua lại.

Quốc lộ 19 bị chia cắt tại tại Huỳnh Kim, Quý Sơn. Các xã, phường: Nhơn Hòa ngập 80%, Nhơn Thọ ngập 60%, Nhơn Lộc 80%, Nhơn Khánh 100%, Bình Định 80%, Nhơn Tân 40%, Nhơn Hưng 30%, Đập Đá 30%, Nhơn Hậu 50%, Nhơn Thành 40%, Nhơn Mỹ 50% với 35.000 ngôi nhà bị ngập; 3 ngôi nhà khác bị sập.

Còn tại huyện Tuy Phước, mưa lũ cũng đã làm 2 người chết là ông Nguyễn Văn Tá ở thôn An Sơn 2 (xã Phước An); ông Ngô Văn Bá ở thôn Luật Bình (xã Phước Quang). Mưa lũ cũng đã làm ngập 80% số hộ dân trên toàn huyện với khoảng 36.000 ngôi nhà dân bị ngập;  tường rào UBND xã Phước Quang bị sập 200m; 3 đoạn đê sông Hà Thanh ở thôn Luật Lễ (thị trấn Diêu Trì) nước tràn qua 1m, bị vỡ 100m; 3 đoạn đê nước tràn qua 0,5m nguy cơ bị vỡ 100m.

Ở Huyện Vân Canh, có 1 người dân ở xã Canh Vinh bị nước cuốn trôi; nhiều thôn ở xã Canh Vinh, Canh Hiển bị lũ cô lập với 245 ngôi nhà dân bị ngập nước.

Đường tỉnh lộ ĐT 638 vẫn còn bị lũ chia cắt tại xã Canh Vinh. Mưa lũ còn làm hư hỏng nhiều héc ta lúa, hoa màu; 534 con gia súc, gia cầm bị chết.

òn tại TP Quy Nhơn, có 1 người dân bị nước cuốn mất tích là ông Trần Sỹ Nho, ở KV4 (phường Nhơn Phú), ông Phú bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn ở địa phương. Mưa lũ làm sập 1 ngôi nhà dân.

Các huyện ở phía Bắc tỉnh cũng bị thiệt hại nặng do mưa lũ. Trong đó, huyện Phù Mỹ có 1.585 ngôi nhà bị ngập nước, phải di dời 38 hộ/152 người tại Mỹ Chánh, Mỹ Tài. Có 19/19 xã bị thiệt hại. Đê sông Cạn - Mỹ Chánh bị vỡ đứt 2 đoạn 50 m;  đê sông Cạn, xã Mỹ Cát; đê Vạn Ninh 2, xã  Mỹ Tài bị sạt lở trên 1.200 m.

Tại huyện Phù Cát, mưa lũ cũng đã gây ngập các xã Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh. Trên địa bàn huyện này có 1 người chết do mưa lũ; 3 nhà bị sập, 2.061 nhà bị ngập nước.

Huyện Hoài Nhơn có 1 người bị thương; 13 nhà ở Tam Quan Nam bị tốc mái; 156 ha lúa mới gieo sạ bị ngập, trôi giống; 15 ha nuôi tôm cá bị ngập nước; sập mố cầu Duyên xã Hoài Châu; sập cầu Bến Trâu xã Hoài Châu Bắc; bờ suối, kênh mương bị sạt lở, sa bồi ở Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo. Huyện đã di dời khẩn cấp 500 hộ tại các vùng bị ngập sâu ở các xã: Hoài Hải, Hoài Thanh, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Hoài Châu Bắc.

Còn tại huyện An Lão, đã xảy ra lũ quét tại An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, An Toàn, An Quang. Đường tỉnh lộ ĐT 629 bị ngập nhiều đoạn, tuyến đi An Toàn, An Nghĩa bị sạt lở, giao thông bị chia cắt. Kênh thủy lợi bị hư hỏng, bồi lấp 1,65 km với khối lượng đất đá bị cuốn trôi 1.200 m3. Rừng trồng keo lai bị đổ ngã 200ha; 500 tấn lúa giống và lúa thị bị ướt.

Hiện, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các thành viên trong Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định đang có mặt tại các vùng ngập lụt để trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với lũ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm