| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Đã tiêu hủy hơn 25.000 con heo

Thứ Ba 15/10/2019 , 07:46 (GMT+7)

Vừa qua, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật về công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng chỉ đạo ngành chức năng phải giám sát chặt chẽ, dập dịch quyết liệt.

Theo ngành nông nghiệp Bình Định, tính đến ngày 24/9, tỉnh này đã xử lý, tiêu hủy 25.187 con heo bị nhiễm DTLCP trên địa bàn 10/11 huyện, thị xã, thành phố (ngoại trừ huyện Vĩnh Thạnh). Nhiều biện pháp phòng chống dịch cũng được triển khai, đã góp phần hạn chế thiệt hại do loại dịch bệnh nguy hiểm này gây ra. Hiện DTLCP không còn diễn biến phức tạp như trước, nhiệt độ giảm cũng đã hạn chế vi rút gây bệnh phát triển.

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (giữa) kiểm tra các chốt kiểm dịch.

Tuy nhiên, nguy cơ DTLCP bùng phát trở lại là rất cao, bởi tại một số địa phương xuất hiện nhiều ổ dịch mới. Thêm vào đó, một bộ phận người chăn nuôi chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh; các địa phương cũng chưa thực hiện chính sách hỗ trợ thiệt hại cho người bị thiệt hại đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Vì vậy, cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để bảo vệ đàn heo.

Tại cuộc họp, các địa phương cũng đã kiến nghị UBND tỉnh, ngành chức năng kịp thời hỗ trợ kinh phí, thuốc thú ý, vôi bột để hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do DTLCP và cho lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, chỉ đao: “Các Sở, ngành của tỉnh phân công lực lượng tiếp tục túc trực tại các trạm kiểm dịch trên các tuyến quốc lộ để kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển heo ra vào tỉnh; tăng cường kiểm soát giết mổ động vật trên địa bàn; tiến hành quan trắc môi trường tại các điểm đã tiêu hủy, chôn lấp heo; tư vấn hướng dẫn các địa phương về giải pháp đầu tư tái đàn heo. Bên cạnh đó hướng dẫn người dân áp dụng nghiêm các biện pháp phòng chống dịch”.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất