| Hotline: 0983.970.780

Bình Định dồn tổng lực

Thứ Hai 22/04/2013 , 10:02 (GMT+7)

Trước vụ HT phải đối mặt với hạn hán gay gắt, tỉnh Bình Định quyết tâm chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng với 10.000 ha lúa chuyển sang SX cây trồng cạn.

Trước vụ HT phải đối mặt với hạn hán gay gắt, tỉnh Bình Định quyết tâm chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng với 10.000 ha lúa chuyển sang SX cây trồng cạn. Ngoài chuẩn bị đủ lượng giống cung ứng cho công tác chuyển đổi, tỉnh còn có nhiều chính sách hỗ trợ giá giống cho nông dân.

Triển khai rộng khắp

Sau khi cân đối nguồn nước đang còn trong các hồ chứa, Chi cục Thủy lợi, đê điều & PCLB (Sở NN-PTNT Bình Định) đưa ra danh sách dài dằng dặc những địa phương có diện tích đất SXNN không có nước tưới trong vụ HT tới. Theo đó, huyện Phù Cát dẫn đầu diện tích khô hạn với 3.714 ha. Tiếp theo là các huyện Phù Mỹ 2.790 ha; Tây Sơn 2.570 ha; Hoài Ân 2.470 ha; Hoài Nhơn 2.347 ha; Tuy Phước 698 ha; An Lão 495 ha; An Nhơn 403 ha; Vân Canh 405 ha; Vĩnh Thạnh 385 ha và TP Quy Nhơn 173 ha.

Trên toàn địa bàn tỉnh sẽ có đến 16.450/50.116 ha đất SXNN không có nước tưới trong vụ HT. “Do đó, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ không chỉ thực hiện tại một vài địa phương như vụ ĐX vừa qua, mà trong vụ HT này sẽ được thực hiện đều khắp. Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác vận động nông dân và Trung tâm Giống cây trồng tỉnh phải chuẩn bị sẵn sàng đủ lượng giống để kịp thời cung ứng cho SX”, ông Hồ Ngọc Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Định khẳng định.

Theo ông Đỗ Tấn Tiên, PGĐ phụ trách Trung tâm Giống cây trồng Bình Định: “Trong vụ này, các địa phương sẽ chuyển đổi mạnh từ làm lúa sang làm các loại cây trồng cạn như ngô, đậu phộng (lạc), mè và đậu đỗ các loại. Mạnh nhất là cây ngô và mè. Để chuẩn bị đủ lượng giống các loại cây trồng cạn phục vụ công tác chuyển đổi, chúng tôi đã liên hệ, đặt hàng với các đơn vị cung ứng giống cây trồng trong cả nước. Và tất cả đã sẵn sàng”.

Cũng theo ông Tiên, với cây lạc phải cần đến 200 kg giống/ha, đậu đen cần 25 kg giống/ha, cây ngô cần từ 18 - 20kg giống/ha... Như vậy, lượng giống các loại cây trồng cạn cần để đáp ứng cho công tác chuyển đổi 10.000 ha trong vụ này là khá lớn, có đến hàng trăm tấn.


Nông dân Bình Định đẩy mạnh chuyển đổi từ SX lúa sang làm cây trồng cạn

Tuy nhiên, TCty CP VTNN Nghệ An, Cty Giống cây trồng miền Nam và Cty CP VTNN Bắc Giang đã cam kết cung ứng đủ giống ngô; Cty Đông Nam (Ninh Thuận) cam kết cung ứng các giống đậu đỗ; Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ cam kết cung ứng giống lạc...

Do đó, chuyện giống không còn phải lo. Đặc biệt, các giống được cung ứng cho công tác chuyển đổi trong vụ này đều là những giống có tiềm năng năng suất, chất lượng cao. “Trong vụ này bà con chuyển mạnh nhất là cây ngô. Bởi cây ngô sinh trưởng ngắn ngày, có sức chịu đựng tốt với nắng hạn”, ông Đỗ Tấn Tiên, nói.

Chính quyền vào cuộc

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói nghe dễ là vậy, thế nhưng trên thực tế, để thực hiện được là điều không dễ. Bởi, đối với nông dân, khó ai có thể “bức” họ ra khỏi cách làm “quen thuộc”. Nhất là trước nay họ đã quen với canh tác cây lúa, dễ làm, ít tốn công chăm sóc, thu hoạch. Bây giờ chuyển sang làm cây đậu phộng, vừa không nắm bắt được quy trình kỹ thuật, vừa nhọc công, nên họ ít mặn mà với việc chuyển đổi.

Tuy nhiên, khi chính quyền các cấp ở địa phương cùng “chung lòng” thì việc khó mấy cũng thành công. Ví như ở huyện Phù Cát trong vụ ĐX vừa qua. Ông Lương Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Vụ SX vừa rồi do điều kiện thiếu nước tưới quá gay gắt nên chúng tôi phải chuyển nhiều diện tích SX lúa sang làm cây đậu phộng. Trước khi vào vụ SX, chúng tôi chỉ đạo Phòng Nông nghiệp cử cán bộ thường xuyên phối hợp với cán bộ nông nghiệp và chính quyền xã tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật SX loại cây trồng mới để khi bắt tay vào làm nông dân không bỡ ngỡ”.

Cũng theo ông Ngọc Anh, sau khi bước vào SX, chính quyền các địa phương tiếp tục giao trách nhiệm cho khuyến nông viên ở các xã có thực hiện chuyển đổi cây trồng, trực tiếp theo dõi từng cánh đồng, kịp thời hướng dẫn nông dân trong quá trình SX nếu họ có thắc mắc.

“Ngoài ra, trong vụ HT này, UBND tỉnh Bình Định còn hỗ trợ cho nông dân kinh phí khoan giếng, xăng dầu, trang thiết bị phục vụ bơm tát để tưới cho các loại cây trồng cạn được chuyển đổi từ đất lúa. Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/giếng tưới cho 4 ha; đối với giếng tưới cho diện tích 10 ha, mức hỗ trợ 6 triệu đồng/giếng. Nguồn kinh phí hỗ trợ chống hạn từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thị xã, thành phố”, ông Hồ Ngọc Hùng.

Suốt vụ SX, cán bộ nông nghiệp huyện cũng phải liên tục đi kiểm tra từng vùng để theo dõi sự phát triển của cây trồng. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện còn tổ chức tập huấn cho nông dân kỹ thuật chăm sóc cho từng loại cây trồng vào giữa vụ SX.

Trước khi bước vào SX vụ HT, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã ký ban hành Quyết định số 519/QĐ-UBND về việc quy định mức hỗ trợ để ứng phó với hạn hán trong SXNN và dân sinh năm 2013.

Theo đó, hỗ trợ 100% kinh phí mua giống các loại cây trồng cạn đối với các diện tích chuyển đổi từ đất SX lúa trong vùng không có nước tưới, chuyển sang cây trồng cạn cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo; các hộ còn lại hỗ trợ 50% kinh phí.

Định mức các loại cây trồng cạn được hỗ trợ gồm: giống bắp lai 15 kg/ha; đậu phộng 200 kg/ha; đậu xanh, đậu nành, đậu đen 60 kg/ha; mè 6 kg/ha, giống rau các loại 2 triệu đồng/ha.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm