| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Dự án của FLC 'làm nóng' cuộc họp báo

Chủ Nhật 15/07/2018 , 18:15 (GMT+7)

UBND tỉnh Bình Định vừa tổ chức họp báo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh chủ trì họp báo.

15-10-24_1
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh chủ trì họp báo

Theo báo cáo, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) theo giá so sánh 2010 đạt hơn 22.726 tỷ đồng, tăng 6,63% so với cùng kỳ. Trong đó, nông, lâm, thủy sản đạt hơn 5.916 tỷ đồng, tăng 3,39%, riêng nông nghiệp đạt hơn 3.887 tỷ đồng, tăng 2,92%; công nghiệp và xây dựng đạt hơn 6.751 tỷ đồng, tăng 8,3%, riêng công nghiệp đạt hơn 5.111 tỷ đồng, tăng 8,73%; dịch vụ đạt hơn 9.216 tỷ đồng, tăng 7,46%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 842,3 tỷ đồng, tăng 7,77%. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực: Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 26,6%; công nghiệp và xây dựng chiếm 29,6%; dịch vụ chiếm 40%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,7% (cùng kỳ tương ứng là 27,8%, 28,8%, 39,7% và 3,7%).

Tại buổi họp báo, các cơ quan báo chí đặc biệt quan tâm đến chủ trương phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái FLC Cù Lao Xanh, thuộc xã đảo Nhơn Châu, nằm cách TP Quy Nhơn 24km về phía đông nam của  tỉnh. Đây là dự án do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển FLC Faros Bình Định, một doanh nghiệp con của Tập đoàn FLC, làm chủ đầu tư. Mục tiêu của quy hoạch này là bảo tồn sinh thái, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng và xây dựng biệt thự sinh thái phục vụ cho du khách và nhân dân.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Thanh, khẳng định: “Vừa rồi, UBND tỉnh đã có phê duyệt đồ án trên cơ sở đề xuất của Tập đoàn FLC và đã báo cáo với Thường vụ Tỉnh ủy. Tinh thần là đất quốc phòng là phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng và ý kiến của người dân trên đảo. Quan điểm của tỉnh là cái nào không làm được là quyết không làm. Quyền lợi của người dân phải đặt lên trên hết, đường đi lối lại, các bãi tắm, các vùng đánh bắt của bà con”.

Quang cảnh buổi họp báo

 

Xem thêm
Tây Ninh chấn chỉnh nhiều nhà máy tinh bột sắn gây ô nhiễm

Nhiều cơ sở sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thường xuyên xả thải trực tiếp ra môi trường dù bị phạt nặng. Tỉnh này đang quyết liệt chấn chỉnh…

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm