Thứ năm, 28/03/2024 | 17:16 GMT +7

  • Click để copy
Thứ tư- 08:15, 31/12/2014

Bình Định: Khởi động nông nghiệp công nghệ cao

Nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng, hiệu quả; ngành nông nghiệp Bình Định đã xúc tiến chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Sở NN-PTNT Bình Định đã dành nhiều thời gian phân tích tiềm năng, lợi thế, xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp trong tương lai để xây dựng chương trình phát triển NNCNC giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030.

Trong giai đoạn 2015-2020, ngành nông nghiệp Bình Định đề xuất 14 dự án phát triển NNCNC cùng 5 giải pháp thực hiện.

Ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định cho biết: “Chúng tôi sẽ thực hiện chương trình phát triển NNCNC theo trình tự quy hoạch, xây dựng hạ tầng, khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách về vốn và phát triển thị trường”.

Với giải pháp quy hoạch, Sở NN-PTNT Bình Định sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan để xây dựng các quy hoạch về chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi và bổ sung 3 loại rừng; xây dựng đề án NNCNC cho từng loại sản phẩm. Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, TP triển khai quy hoạch các vùng NNCNC theo quy hoạch của tỉnh.

Sở NN-PTNT đề xuất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng NNCNC; tuyển chọn xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ; hợp tác, phối hợp nghiên cứu và tiếp nhận tiến bộ KHKT; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, quản lý; phát triển thông tin thị trường, dịch vụ hỗ trợ...

14 dự án phát triển NNCNC tại Bình Định giai đoạn 2015-2020 gồm: Phát triển vùng SX lúa giống và lúa chất lượng cao; SX rau an toàn; SX hoa mai An Nhơn và vùng SX dược liệu sạch; chăn nuôi bò thịt chất lượng; phát triển giống gia cầm và xây dựng vùng nuôi heo chất lượng tại Hoài Ân; phát triển giống cây lâm nghiệp và trồng rừng kinh doanh gỗ lớn; ứng dụng công nghệ cao trong chuỗi đánh bắt, cung ứng, bảo quản cá ngừ đại dương; nuôi tôm; phát triển hệ thống tưới công nghệ cao trên cây trồng cạn và xây dựng bản đồ số hóa về ngập lụt.

Về chính sách, thực hiện các chính sách hiện hành của TƯ và xây dựng chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện của tỉnh. Sử dụng nguồn vốn sự nghiệp để hỗ trợ thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng và ứng dụng NNCNC, phát triển DN, hoạt động thông tin tuyên truyền và quản lý chương trình.

Vốn đầu tư phát triển sẽ chi dùng để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nằm trong vùng dự án.

Ngoài ra, Bình Định còn huy động nguồn vốn từ DN và các nguồn vốn khác theo quy định để thực hiện. Về thị trường đầu ra sản phẩm, xác định các sản phẩm trọng điểm có lợi thế cạnh tranh để có kế hoạch hỗ trợ, xúc tiến đầu tư phát triển và tăng cường tìm kiếm, kêu gọi, hỗ trợ DN tham gia. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển thị trường cho sản phẩm.

Theo ông Phan Trọng Hổ, để thực hiện có hiệu quả, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và có sự tham gia của các sở, ngành cùng chính quyền các địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, ông Nguyễn Văn Thiện khẳng định việc thực hiện chương trình phát triển NNCNC có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh và yêu cầu ngành chức năng, chính quyền các địa phương cần phải quyết tâm, đã thực hiện thì phải chắc và hiệu quả.

“Để làm được điều đó, Sở NN-PTNT cần phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, TP rà soát lại quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản…

Trên cơ sở quy hoạch, lựa chọn, xác định một số cây trồng, vật nuôi để xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ, KHKT; vận động các DN hợp tác đầu tư gắn với tiêu thụ sản phẩm, đánh giá hiệu quả rồi nhân rộng”, ông Thiện nhấn mạnh.

Vũ Đình Thung

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm