| Hotline: 0983.970.780

Bình Định làm mô hình điểm tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ Hai 07/07/2014 , 10:02 (GMT+7)

Đó là quyết định của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát trong chuyến công tác về Bình Định ngày 5/7.

Mục đích của chuyến công tác nhằm kiểm tra công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tình hình hạn hán, và công tác thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân trên địa bàn tỉnh này.

Hạn chưa từng thấy

Về Bình Định trong những ngày này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cảm nhận hết sự khắc nghiệt của hạn hán đang ảnh hưởng nặng nề đến SXNN và đời sống của người dân. Đi thị sát tại huyện Phù Mỹ, những cánh đồng lúa đang thì con gái cháy khô bày ra khắp nơi đã nói lên phần nào sự khốc liệt của cơn đại hạn đang hoành hành dữ dội.

Về thôn Trung Thành 1, xã Mỹ Quang (Phù Mỹ), nơi có hơn 200 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng từ nhiều tháng qua, nhìn người dân hân hoan đón nước cứu hạn vừa về, Bộ trưởng rất cảm động, thân mật trò chuyện chia sẻ khó khăn với bà con. Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết: UBND tỉnh đã ứng ngân sách 4 tỷ để đưa nước về cứu hạn cho cả người và vật nuôi của người dân địa phương này.

Đi thăm hồ chứa nước Trinh Vân nằm trên địa bàn xã Mỹ Trinh, Bộ trưởng Cao Đức Phát tận mắt chứng kiến sự trơ đáy của hồ. Phó Chủ tịch tỉnh Trần Thị Thu Hà, báo cáo Bộ trưởng: “Đến nay tại Bình Định có 116/165 hồ chứa đã cạn kiệt. Hiện Bình Định có 7.705 ha lúa và 3.736 ha cây màu bị hạn nặng, trong đó 1.534 ha đã bị mất trắng (1.203 ha lúa và 331 ha màu).

Nếu 2 tuần tới tiếp tục vắng mưa thì diện tích bị hạn sẽ còn tăng thêm khoảng gần 8.000 ha lúa vụ thu, đồng thời 23.500 ha lúa vụ mùa không có nước để gieo sạ. Bình Định hiện đang có 18.725 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Thời gian tới, số hộ thiếu nước trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục tăng lên gần 29.000”.

Qua chuyến thị sát, Bộ trưởng Cao Đức Phát công nhận mức độ hạn hán đang xảy ra tại Bình Định là chưa từng thấy. “Trước tình hình hạn hán ngày càng khó lường, tùy từng vùng, Bình Định cần lựa chọn những loại cây trồng ít sử dụng nước đưa vào SX thay cây lúa để SXNN ổn định dù thời tiết bất thuận”, Bộ trưởng nói.

Những bước đi vững chắc

Báo cáo với Bộ trưởng, lãnh đạo tỉnh Bình Định trình bày hướng đi trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh đang thực hiện. Lĩnh vực trồng trọt, Bình Định sẽ phát triển theo vùng sinh thái, vùng SX hàng hóa tập trung với một số cây trồng chính, có lợi thế, tiềm năng, thị trường tương đối ổn định.

07-12-29_bo_truong-3
Bộ trưởng kiểm tra cảng cá Tam Quan (Hoài Nhơn)

Về chăn nuôi, Bình Định đang chuyển dịch đàn vật nuôi theo hướng ưu tiên phát triển đàn bò thịt gắn với xây dựng thương hiệu “Bò thịt Bình Định”.

Về lâm nghiệp, ưu tiên tập trung phát triển và tăng tỷ lệ rừng SX, phát triển nghề trồng rừng SX thành 1 ngành kinh tế có vị thế quan trọng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sống ven rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non XK dăm gỗ sang kinh doanh gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gỗ XK.

Công tác hỗ trợ ngư dân cũng được Bình Định làm tốt trong những năm qua. Tỉnh hiện có 7.184 tàu cá, trong đó có 2.814 tàu có công suất từ 90CV trở lên chuyên đánh bắt xa bờ với trên 48.000 thuyền viên hoạt động tại các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, Nam biển Đông, Đông Nam biển Đông và vùng đánh cá chung Vịnh Bắc bộ.

Thực hiện tốt công tác hỗ trợ cho ngư dân, Bình Định đã tạo được không khí hồ hởi vươn khơi cho lực lượng tàu đánh bắt xa bờ. Đặc biệt, từ khi có QĐ 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc đóng mới tàu thuyền của ngư dân Bình Định tăng trưởng mạnh mẽ. Từ năm 2011 đến 2013 ngư dân Bình Định đã đóng mới 493 chiếc, cải hoán 1.177 chiếc có công suất trên 400CV. Nếu như năm 2010 Bình Định chỉ có 28 chiếc có công suất trên 400 CV thì đến cuối năm 2013 đã tăng đến 883 chiếc.

Về chính sách hỗ trợ ngư dân nhằm an sinh xã hội, từ năm 2008 đến năm 2010 Bình Định đã thực hiện được gần 182 tỷ đồng, chính sách này đã kịp thời hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển. Công tác hỗ trợ ngư dân tham gia khai thác các vùng biển xa cũng được Bình Định thực hiện rất tốt. Từ năm 2011 đến nay, Bình Định đã hỗ trợ ngư dân với tổng số tiền 639,5 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ nhiên liệu 602 tỷ đồng, hỗ trợ bảo hiểm 1 tỷ đồng, hỗ trợ máy bộ đàm tầm xa HF 36 tỷ đồng.

07-12-29_bo_truong-5
Bộ trưởng trò chuyện với người dân vùng thiếu nước sinh hoạt ở xã Mỹ Quang (Phù Mỹ)

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng, Bình Định đã xin được hỗ trợ 50 tỷ đồng về thiệt hại giống lúa trước khi bước vào SX vụ ĐX 2013-2014 trong cơn lũ lịch sử xảy ra vào tháng 11/2013; hỗ trợ hơn 101 tỷ đồng để khắc phục hạn hán vụ HT, SX vụ mùa và hỗ trợ nước sinh hoạt cho nhân dân; hỗ trợ bổ sung đánh bắt xa bờ đợt 2/2004 với kinh phí 400 tỷ đồng; đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét sớm bố trí vốn thi công hoàn thiện hệ thống kên Văn Phong để phục vụ tưới và chống hạn và triển khai xây dựng cảng cá Tam Quan…

Kết thúc ngày làm việc, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao công tác chống hạn, ghi nhận hướng đi đúng trong công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bình Định và đề nghị tỉnh phối hợp với Bộ NN-PTNT xây dựng mô hình thí điểm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Hệ thống Văn Phong đã hoàn thành công trình đầu mối, đang tích được nhiều nước nhưng do chưa có tuyến kênh nên không thể đưa nước về cứu hạn cho các địa phương, đây là điều đáng tiếc.

Tôi sẽ nhanh chóng trình Chính phủ để sớm được bố trí kinh phí hoàn thành công trình này. Về kinh phí chống hạn, tôi cũng sẽ báo cáo nhanh với Chính phủ để có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Kinh phí hỗ trợ lúa giống vụ ĐX 2013-2014, Bộ NN-PTNT sẽ can thiệp với Bộ Tài chính cho Bình Định được hưởng hỗ trợ theo cơ chế đặc thù. Về bổ sung kinh phí hỗ trợ đánh bắt xa bờ, tôi đồng ý với kiến nghị của tỉnh”.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất