| Hotline: 0983.970.780

Bình Định rất nhạy với giống mới

Thứ Năm 07/04/2016 , 09:10 (GMT+7)

Dải duyên hải Nam Trung bộ, có lẽ không nơi nào “chịu chơi” giống lúa mới như Bình Định. Đã từ lâu, hầu hết nông dân tỉnh này đã đưa vào SX các giống lúa cấp xác nhận, giống lúa lai...

Dải duyên hải Nam Trung bộ, có lẽ không nơi nào “chịu chơi” giống lúa mới như Bình Định. Đã từ lâu, hầu hết nông dân tỉnh này đã đưa vào SX các giống lúa cấp xác nhận, giống lúa lai. Dù là 2 tỉnh láng giềng nhưng cơ cấu giống lúa của Phú Yên trì trệ bao nhiêu thì Bình Định lại đổi mới bấy nhiêu.

Trước đây, nông dân Bình Định chẳng khác gì nông dân duyên hải Nam Trung bộ là lấy lúa thịt làm lúa giống. Đồng ruộng cũng ngổn ngang những tầng lúa cao thấp. Suốt mùa vụ nông dân luôn vật vã với sâu bệnh hại lúa mà năng suất thì thấp tịt.

Thế nhưng bây giờ, không đâu trong khu vực có đồng lúa đẹp như ở Bình Định. Ai đã từng đứng trước những cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh này đều có chung 1 ý nghĩ: Đây là 1 thảm lúa. Bởi lẽ, những cánh đồng lúa ở đây dù mênh mông đến chừng nào cũng rất bằng phẳng, trông như tấm thảm khổng lồ, sắc lúa thì đồng nhất. Đơn giản vì hiện nay, có đến 98% nông dân đã dùng các giống lúa cấp xác nhận và lúa lai đưa vào SX.

Nói đơn giản là vậy, nhưng nhìn lại cũng phải mất gần 30 năm. Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, nhớ lại chuyện cải cách giống lúa Bình Định đã triển khai từ năm 1988. Khởi động là chương trình giống nông hộ do Chính phủ Đan Mạch tài trợ. Sau đó 3 năm, Bình Định tiếp tục triển khai chương trình cấp I hóa giống lúa và SX lúa lai trên các chân đất kém dinh dưỡng.

Đến khi các DN vào Bình Định đặt vấn đề liên kết SX lúa giống, nông dân lại được tiếp cận thêm nhiều giống lúa mới, có năng suất chất lượng cao. Đi song song với các chương trình nói trên là các chính sách hỗ trợ để phát triển SX lúa giống của UBND tỉnh.

Sau khi thực hiện chương trình SX giống nông hộ thành công, có trong tay 1 số “vốn” kha khá các giống lúa chất lượng, Bình Định tiếp tục công cuộc cải cách giống lúa.

Nhận thấy nếu cứ để nông dân lấy lúa thịt làm lúa giống với mật độ sạ từ 12-15kg lúa giống/sào (500m2) thì cây lúa không thể tránh khỏi sâu bệnh gây hại vì giống đã thoái hóa, lẫn tạp, đã thế lại sạ dày.

Đối phó với sâu bệnh đã tốn thêm chi phí, ruộng lúa tầng thấp tầng cao càng gây khó cho việc chăm sóc. Hậu quả cây lúa sẽ cho năng suất thấp, gạo không đạt chất lượng nên không bán được giá cao. Nếu không khắc phục thì đời sống người nông dân khó mong có ngày sáng sủa.

Thế là ngành nông nghiệp tham mưu cho UBND tỉnh Bình Định triển khai chương trình cấp I hóa giống lúa nhằm chọn ra những giống lúa tốt, có tiềm năng năng suất và độ đồng đều cao từ những DN SX giống, từ những giống do nông hộ làm trước đó để SX ra giống xác nhận, cung ứng cho nông dân đưa vào SX đại trà.

“Tuy nhiên, khi triển khai chương trình cấp I hóa giống lúa trên toàn địa bàn, chúng tôi phải vận động nông dân “hết nước miếng”. Bởi nó phá vỡ những thói quen, tập quán canh tác truyền thống của bà con. Thế nhưng khi nghe chúng tôi thuyết phục rằng SX giống lúa cấp I ruộng lúa sẽ không còn bị lẫn tạp, có độ đồng đều cao, tránh được sâu bệnh, giảm chi phí đầu vào, sản phẩm làm ra có năng suất và chất lượng cao hơn, đồng nghĩa hiệu quả SX cũng sẽ được tăng cao. Vận động mãi nông dân cũng nghe thủng và thực hiện rất thành công”, ông Hổ nói.

“Níu chân” doanh nghiệp

Một hiệu quả nữa mà chương trình cấp I hóa giống lúa đã mang lại cho Bình Định là: Khi nhận thấy nông dân tỉnh này “chịu chơi” với những giống lúa mới, chịu tiếp nhận quy trình SX tiên tiến, vào năm 2008, các DN chuyên SXKD giống lúa trên cả nước đổ xô vào tỉnh này đặt vấn đề SX lúa giống.

08-44-52_2
Nông dân Bình Định liên tục được mùa lúa bất chấp thời tiết bất thuận

Chộp lấy cơ hội, Bình Định triển khai ngay chương trình liên kết SX lúa giống. Trung tâm Khuyến nông đảm nhận trọng trách làm “cầu nối” cho nông dân với doanh nghiệp thông qua các HTX nông nghiệp để SX lúa giống.

Đồng thời Bình Định triển khai xây dựng các cánh đồng mẫu lớn (CĐML), cánh đồng tiên tiến tập trung trên địa bàn các huyện Tuy Phước, Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn và TX An Nhơn. “Chúng tôi quy hoạch những cánh đồng rộng trên 30 ha để xây dựng những CĐML SX lúa giống.

Đến nay, trên địa bàn Bình Định đã có 1.000 ha SX lúa giống do các doanh nghiệp tổ chức theo hình thức liên kết chuỗi. Riêng vụ ĐX 2015-2016 vừa qua, chúng tôi đã xây dựng được 176 CĐML SX lúa và cây trồng cạn như lạc, ngô, sắn và 77 cánh đồng tiên tiến SX lúa với tổng diện tích gần 8.000 ha, gần 42.300 hộ nông dân tham gia. So với vụ ĐX 2014-2015 tăng hơn 13 CĐML, 15 cánh đồng tiên tiến, diện tích tăng thêm là 451 ha”, ông Phan Trọng Hổ, cho biết.

“Nhờ cải cách giống lúa mà hiện nay ngành trồng trọt của Bình Định đã được cải thiện đáng kể. Năng suất, chất lượng lúa ngày càng được nâng cao nên làm tăng giá trị sản phẩm. Đặc biệt, công tác chỉ đạo SX cũng được nhẹ nhàng hơn nhờ đồng ruộng giảm sâu bệnh”. - (Ông Phan Trọng Hổ).

Tham gia SX lúa giống cùng với các DN, nông dân được lợi đủ điều. Giống thì được cho mượn đến thu hoạch mới thu hồi. Quy trình canh tác thì được cán bộ kỹ thuật của DN và ngành nông nghiệp trực tiếp hướng dẫn. Năng suất luôn đạt cao hơn ruộng ngoài mô hình từ 20- 30%. Sản phẩm được DN bao tiêu với giá trị tăng thêm 30%. Một cái lợi vô hình khác mà nông dân được nhận là học hỏi được những tiến bộ KHKT trong canh tác lúa.

Một lần đi tham quan CĐML SX giống VTNA2 tại xã Hoài Mỹ (huyện Hoài Nhơn), tôi đã thật sự ngớ người trước những kiến thức tiên tiến trong canh tác lúa của 1 nữ lão nông đã hơn 70 tuổi. Cụ đã nói với tôi về quy trình làm lúa giống chẳng khác gì 1 kỹ sư nông nghiệp.

Đến năm 2010, để cải thiện năng suất lúa trên những chân đất kém dinh dưỡng, ngành nông nghiệp Bình Định tiếp tục đưa các giống lúa lai đến với bà con.

Ở những vùng đất khó, hẳn nhiên nông dân rất nghèo. Do vậy, Sở NN-PTNT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ giá giống lúa lai cho nông để kích thích phong trào, vì giá giống lúa lai thường cao hơn giá giống lúa thuần gấp 3 lần. Vậy là chính sách hỗ trợ giá giống lúa lai được triển khai.

Được tiếp sức, nông dân các vùng đất thiếu dinh dưỡng có điều kiện tiếp cận với những giống lúa lai có năng suất, chất lượng cao. Càng làm càng “hít”, diện tích SX lúa lai trên địa bàn Bình Định tăng dần, đến năm 2015 đạt khoảng 6.000 ha.

“Ban đầu, UBND tỉnh có chủ trương chỉ hỗ trợ trong 3 năm, đến năm 2013 là dứt. Thế nhưng sau đó thấy chương trình lúa lai đạt hiệu quả nên gia hạn thêm đến hết năm 2015. Tuy nhiên, hiện chính sách này vẫn được tiếp tục hỗ trợ 100% đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương miền núi. Đến nay, dù chính sách hỗ trợ lúa lai cho các vùng đồng bằng đã cắt, nhưng do thấy SX lúa lai đạt hiệu quả cao nên nông dân vẫn tự bỏ tiền túi ra mua giống về làm, vụ ĐX 2015-2016 vẫn đạt diện tích 4.500 ha”, ông Hổ phấn khởi cho hay.

Chưa dừng lại, Bình Định đang tiếp tục triển khai xây dựng 2 cánh đồng lớn SX lúa tại xã Phước Hưng và xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước) và 1 cánh đồng lớn SX lạc tại huyện Phù Cát.

Để thu hút DN vào xây dựng cánh đồng lớn, Bình Định sẵn sàng đầu tư cơ sở hạ tầng như kênh mương thủy lợi, giao thông nội đồng, nhà kho, sân phơi nếu doanh nghiệp cam kết gắn bó làm ăn với nông dân ít nhất là 5 năm.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm