| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Thâm nợ vì heo chết hàng loạt

Thứ Tư 19/08/2015 , 08:46 (GMT+7)

Trong thời gian gần đây, một số hộ nuôi heo ở xóm 5, xóm 4, thôn An Hậu, xã Ân Phong (Hoài Ân - Bình Định) lâm cảnh khốn đốn vì heo đang nuôi lớn sởn sơ bỗng lăn đùng ra chết.

Bà Lưu Thị Hường (48 tuổi) ở xóm 5, thôn An Hậu có thâm niên nuôi heo mấy chục năm nay nhưng chưa bao giờ bà gặp phải cảnh này. Nhà bà Hường không có heo nái nên phải mua heo giống về nuôi.

Cách đây hơn 2 tháng, bà Hường mua 20 heo giống, giá 60.000đ/kg, tổng chi phí là 14,5 triệu đồng. Lứa heo này mới thả nuôi được 1 tháng thì bỗng dưng biếng ăn, bà Hường ra tiệm thuốc thú y mua thuốc về chích nhưng không cứu vãn được. Đàn heo gần như mất sức, đi xiêu vẹo, yếu dần, rồi lăn ra chết. Chúng chết từ từ, ngày một vài con cho đến hết đàn. Lúc heo chết mới chỉ đạt trọng lượng 20kg/con nên bán không ai mua.

“Tính tiền heo giống 14,5 triệu đồng, cộng với 6 bao cám chúng ăn trong 1 tháng tui mất đứt 18 triệu đồng. Tui mới thả lại vào chuồng 18 heo giống, chỉ là nuôi thăm dò, dù còn trống nhiều ngăn chuồng nhưng không dám thả nhiều, sợ chúng lại chết thì lâm nợ to”, bà Hường cho biết.

Trước đó, từ đầu năm đến khi heo chết bà Hường bán được 2 lứa heo, mỗi lứa 10 con, giá tuột thấp, chỉ 34.000đ/kg hơi. Chỉ tính các khoản chi phí về giống và thức ăn, bà Hường đã bị lỗ trên 200.000đ/con, đó là chưa tính công và thuốc thú y tiêm phòng.

Ở xóm thôn An Hậu, gia đình ông Trần Văn Nông (54 tuổi) và bà Trần Thị Xứng (53 tuổi) còn lâm cảnh thê thảm hơn. Bà Xứng cho biết: Từ Tết đến giờ đàn heo trong chuồng bà bị chết liên tục. Tháng Giêng bị 1 đợt chết 22 heo con, đến tháng 3 âm lịch tiếp tục bị chết 17 heo thịt đã lớn từ 30-50kg/con.

Heo đang lớn bỗng nổi hột đầy mình trông như ban rồi chết. Thấy heo đã khá lớn, tiếc, bà Xứng kêu thương lái đến mua nhưng đến nhìn heo xong họ bỏ đi, không trả giá nào, đành cho hết vào bao rồi vợ chồng khiêng lên núi Đá Đen ném. Mới đây, heo nái đẻ, đàn heo 22 heo con vừa lọt bụng mẹ chết ngay. Mới đẻ ra chúng không bú, nằm lăn lộn, kêu la vang chuồng, chỉ 3-4 ngày sau là chết tất. Sau đó 2 con heo nái cũng chết theo.

“Tui ra tiệm bán thuốc thú y nói bệnh, họ bán thuốc về chích nhưng không bớt. Heo chết liên tục nên từ đầu năm đến giờ tui nợ tiền cám đến 42 triệu đồng, đó là chưa kể mất tiền heo giống và thuốc chữa bệnh. Heo đang hạ kiểu này muốn trả nợ cũng khó khăn”, bà Xứng bộc bạch.

Cũng như bà Xứng, bà Hồ Thị Kim Thành (40 tuổi) cũng đang khốn đốn vì nợ nần do heo chết. Theo lời kể của bà Thành, vào tháng 2 âm lịch đàn heo lứa 22 con nuôi đã đến 40kg/con bỗng lăn đùng ra chết cùng với 7 chú heo con vừa tập ăn. Đến tháng 5 âm lịch, 2 heo nái của bà đẻ được 27 con, nuôi được 2 tháng rưỡi thì chúng đồng loạt lâm bệnh, chết mất 17 con. Những con còn lại bà Thành kêu người bán heo quay, bán không cân ký, chỉ được vài trăm ngàn 1 con.

“Đàn heo chết cùng 1 hiện tượng, ban đầu nổi vết tím dưới bụng, sau lan dần lên rún trông như ban. Con nào bị ỉa chảy chết nhanh hơn, con nào không ỉa thì chết từ từ. Lũ heo chết đã khiến tui thâm nợ tiền cám 26 triệu đồng, ấy là chưa kể lúa ở nhà xay nấu cháo cho chúng ăn”.

Đề nghị Trạm Thú y huyện Hoài Ân, Chi cục Thú y Bình Định kiểm tra tình hình heo chết ở xã Ân Phong, hướng dẫn bà con phòng trừ dịch bệnh.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm