| Hotline: 0983.970.780

Bình Dương: Chế biến mủ cao su nhả xú uế

Thứ Sáu 01/10/2010 , 10:13 (GMT+7)

Trong quá trình chế biến mủ cao su, một số cơ sở tư nhân đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trong quá trình sản xuất, chế biến mủ tạp, mủ nước cao su của một số cơ sở tư nhân đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, theo báo cáo của Phòng TN-MT, trong 11 cơ sở chế biến thì DNTN Đại Lợi, đóng trên địa bàn xã Long Nguyên, đứng đầu danh sách gây ô nhiễm. Một cán bộ môi trường xã dẫn chúng tôi trực tiếp đến cơ sở này để mục sở thị. Mặc dù nằm cách xa vùng dân cư, lẩn khuất sau rừng cao su đang khai thác của các nhà vườn, nhưng đứng cách NM 300 - 400 mét đã ngửi thấy hôi thối.

Sau khi cơ quan chức năng kiểm tra, xác định cơ sở của DN Đại Lợi xử lý chất thải không đạt qui chuẩn đã xử phạt 14 triệu đồng vào cuối tháng 8/2010, buộc cơ sở phải cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Thế nhưng, mới đây khi tiếp xúc với chúng tôi, người quản lý của cơ sở này cho biết cơ sở vẫn đang tiếp tục “cải tạo”, còn đến thời hạn nào xong thì chưa biết.  Ông Trần Văn Vui, Phó Chủ tịch UBND xã Long Nguyên cho biết thêm, mới đây khi Đại hội Đảng bộ xã, nhiều ý kiến còn "tố" Cty Nhật Nam, tuy có NM chế biến mủ nằm trên địa bàn xã Lai Hưng nhưng lại xả nước thải ra suối Đòn Gánh nằm trên địa bàn Long Nguyên, gây hôi thối. 

Nhưng trao đổi với chúng tôi, ông Bảy Du, phụ trách vấn đề môi trường của huyện Bến Cát, cho biết ngành chức năng huyện chỉ kiểm tra và lập biên bản hiện trường nhằm củng cố hồ sơ chuyển về Sở TN-MT xử lý, bởi huyện không có chức năng xử lý vi phạm về môi trường. Cũng theo ông Du, phần lớn các cơ sở chế biến mủ cao su vì sợ tốn kém chi phí nên thường không muốn đầu tư hệ thống xử lý nước thải nên môi trường luôn bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân tại chỗ.

Trái với DN Thiện Hưng gây ô nhiễm nguồn nước, DN chế biến mủ Đồng Châu lại làm cho người dân sống xung quanh khó chịu vì mùi hôi thối bốc ra. Mặc dù NM xây dựng tại vùng giáp ranh của 2 xã Vĩnh Hòa và Tân Hiệp nhưng mùi hôi lại bay sang địa giới của xã Tân Hiệp.
Chúng tôi tiếp tục chạy vòng qua huyện Phú Giáo để tìm hiểu thì thấy tình trạng cũng giống như ở huyện Bến Cát. Theo Phòng TN-MT, hiện có 2 “điểm đen” là NM chế biến mủ cao su Thiện Hưng (xã Tân Hiệp) và Đồng Châu (xã Vĩnh Hòa). Ngành chức năng đã bắt quả tang DN Thiện Hưng xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra suối Nước Trong. Tiếp xúc với chúng tôi, khá nhiều người dân tỏ ra bức xúc trước việc DN này đến nay vẫn  tiếp tục xả trực tiếp nước thải ra dòng suối trên.

Anh Lương Văn Hinh (ấp 3, Tân Hiệp) nói: "Chỉ cần nhìn bằng mắt thôi cũng đủ thấy nước suối ngày càng đục, cá ít đi, cây cối nằm dọc hai bên dòng suối cũng héo tàn dần". Trong khi dòng suối đang chịu sự tác động lớn của cơ sở chế biến cao su thì chính quyền địa phương tỏ ra bất lực do thiếu các phương tiện kỹ thuật chuyên môn để đánh giá mức độ ô nhiễm, lực lượng quá mỏng nên không thể lúc nào cũng đi kiểm tra, trong lúc cơ sở lại thường xuyên hoạt động cả ngày lẫn đêm.

"Các cơ sở chế biến mủ cao su tư nhân ra đời gắn kết với nguồn nguyên liệu là một tín hiệu đáng mừng. Nhưng công tác quy hoạch và kiểm tra giám sát cần phải được thực hiện nghiêm ngặt. Nếu không quản lý chặc chẽ và xử lý kiên quyết thì tình trạng người dân “ngạt thở” do mùi hôi thối của cao su chắc chắn kéo dài", ông Trần Trung Sơn, Trưởng phòng Kinh tế huyện Bến Cát.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.