| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước: Cao su kêu cứu

Thứ Sáu 25/06/2010 , 10:11 (GMT+7)

Lợi dụng khai hoang, các hộ dân đốt và làm cháy rụi 1 quả đồi với diện tích 11 ha cao su 3 năm tuổi...

1 căn chòi dựng chình ình ngay trên lô cao su của DN

Từ  tháng 3/2010 đến nay, các hộ dân ở Bù Gia Mập ngang nhiên dựng chòi, trồng mỳ trên đất dự định trồng 190 ha cao su theo CT134 của Nông trường Đăk Ơ thuộc Cty CP Đầu tư- xây dựng Phú Thịnh (là Cty con của Cty Cao su Phú Riềng).

Gần 3km dọc hai bên đường ĐT741 đoạn qua xã Phú Nghĩa vào vùng dự án trồng mới cao su ở Đăk Ơ (xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập) của Cty Phú Thịnh bạt ngàn rừng cao su 2- 4 năm tuổi đồng đều phủ xanh gần hết 900 ha đồi trọc. Ông Trần Đại Nghĩa- PGĐ Cty Phú Thịnh khẳng định, chỉ có DNNN mới tạo ra được những vườn cao su có chất lượng như vậy. Đi qua đường lô chia cắt vườn cây, ông Nghĩa chỉ cho chúng tôi những chiếc chòi của các hộ dân ở thôn Đăk U, Bù Gia Phúc (xã Phú Nghĩa) và Bù Ka (xã Đăk Ơ) ngang nhiên dựng lên chiếm cứ mặt tiền đường lô. Đầu mùa mưa, bà con còn “vô tư” cuốc đất trồng mỳ xen giữa các lô cao su đã gần khép tán. Thậm chí, nhiều hộ đưa cả gia đình vào đây sinh sống.

Tại các lô trồng năm 2006, họ tự ý đánh dấu chia diện tích để lấy mủ. Gia đình ông Đ không chỉ dựng 1 chòi kiên cố mà còn dựng thêm 4 chòi tạm khác tại lô D1, D2 cao su trồng năm 2007 (CT134). Thiệt hại của Nông trường Đăk Ơ đang tăng lên từng ngày. Hiện tổng số chòi đã dựng là 70 cái với diện tích cao su bị xâm chiếm 191 ha, trong đó có 147 ha được liên kết trồng cao su cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã Phú Riềng, Phước Tín và Long Hà theo CT134 giữa Cty CS Phú Riềng và huyện Phước Long (cũ) vào năm 2007, và 43 ha cao su của Nông trường Đăk Ơ trồng năm 2006.

Chạy một vòng qua các đường lô dự án, đến vườn cây của Nông trường Đăk Ơ thấy các hộ dân lấn chiếm đã tự đánh dấu chia nhau để cạo mủ, trong đó có nhiều lô mỳ trồng xen lên cao 0,5- 0,7m, cỏ dại mọc phủ kín hết gốc cao su. Táo tợn hơn, người ta còn ngăn cản không cho công nhân vào làm cỏ, bón phân chăm sóc vườn cây. Đơn cử, ngày 3/6/2010, tại lô 14, tổ 2 công nhân đang phát cỏ, chăm sóc vườn cây thì hàng chục người đã xông và đuổi công nhân NT ra. Khi cán bộ NT vào giải thích đề nghị các hộ dỡ chòi, trả đất cho công nhân vào làm việc thì họ huy động phụ nữ và trẻ em ra kiếm chuyện.

“Lợi dụng khai hoang, các hộ dân đốt và làm cháy rụi 1 quả đồi với diện tích 11 ha cao su 3 năm tuổi. Vậy là bao nhiêu mồ hôi công sức của chúng tôi đều đổ sông, đổ biển”. (Ông Lê Hữu Nghiệm)

Ông Lê Hữu Nghiệm- PGĐ Nông trường Đăk Ơ ngao ngán: “Mùa mưa đến rồi, cỏ dại đang tấn công cây cao su. Mặt khác, mưa làm không khí ẩm thấp cũng là thời điểm thuận lợi cho các loại bệnh, nấm bùng phát. Thế nhưng, do tình hình lấn chiếm ngày càng phức tạp khiến chúng tôi bó tay không thể chăm sóc vườn cây. Họ chỉ nghe tiếng nổ máy cắt cỏ của NT là ngay lập tức có hàng chục người đến ngăn cản quyết liệt, có khi lên đến gần 200 người”.

Kế hoạch năm nay NT sẽ tiến hành khai hoang kết thúc 4 năm triển khai dự án trồng mới cao su Đăk Ơ có nguy cơ đổ bể. Cây giống chở vào phơi mình nằm chờ, nguy cơ gây thiệt hại kinh tế cho DN, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm của người lao động là điều hiển hiện ngay trước mắt. Xin được nhắc lại, dự  án trồng mới cao su ở Đăk Ơ được UBND tỉnh Bình Phước đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là chương trình phối hợp trồng cao su cho bà con dân tộc được hưởng CT134 giữa huyện Phước Long (cũ) và Cty CS Phú Riềng đang được khuyến cáo cần nhân rộng. Thế nhưng...

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.