| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước: Vùng tiêu... tiêu điều

Thứ Sáu 07/05/2010 , 09:54 (GMT+7)

Tiêu trồng lâu năm, tiêu mới trồng đều chết hàng loạt, đó là thực trạng chung ở xã biên giới Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, nơi có diện tích hồ tiêu đứng thứ 3 của “vương quốc” hồ tiêu Bình Phước.

Chị Vui bên các nọc tiêu héo hắt!
Tiêu trồng lâu năm, tiêu mới trồng đều chết hàng loạt, đó là thực trạng chung ở xã biên giới Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, nơi có diện tích hồ tiêu đứng thứ 3 của “vương quốc” hồ tiêu Bình Phước.

“TIÊU GIÀ - TIÊU TRẺ” ĐUA NHAU CHẾT

Chúng tôi đến thăm các vườn tiêu có tiếng ở ấp biên giới Vườn Bưởi trong cái nắng tháng 5 như đổ lửa, đây cũng là vùng trọng điểm hồ tiêu nằm cách trung tâm xã chừng 7 km, nhưng nay thì trông rất tiêu điều.

Chị Trần Thị Vui, Tổ 1, nói như mếu, chị quê Hải Phòng vào Lộc Ninh lập nghiệp năm 1990 nhưng phải 10 năm dốc sức làm thuê, gia đình chị mới mua được mảnh đất này để ở cố định và trồng tiêu. Mùa mưa năm 2009, sau 10 năm “đeo” cây tiêu cả nhà chị vui mừng vì đã phủ hết diện tích 2 ha hồ tiêu đất liền nhà với 4.000 nọc tiêu trồng gối theo phương thức cuốn chiếu, chỉ trong năm 2009 gia đình chị Vui đã thu về gần 10 tấn. Là người trồng tiêu có uy tín và cũng là Chi hội trưởng Hội nông dân ấp Vườn Bưởi nên trong năm qua, chị Vui được Sở KH-CN tỉnh đầu tư dây chuyền máy sản xuất tiêu sạch.

Niềm vui chưa được bao lâu thì mùa mưa năm 2009, đặc biệt là 2 tháng 9 và 10 mưa dầm kéo dài suốt tháng, khi mưa vừa dứt chưa bao lâu thì toàn bộ diện tích tiêu trồng mới bắt đầu từ khu đất trũng nhất với gần 3.500 nọc của nhà chị Vui rũ lá và đua nhau chết. Chỉ riêng thu lượm tiêu non rụng do cây chết, trong Tết Nguyên đán vừa qua, chị Vui đã bán được trên 30 triệu đồng. Toàn bộ diện tích 2 ha tiêu của gia đình chị nay chỉ còn hơn 500 nọc giống Vĩnh Linh trồng năm đầu tiên là còn sống sót. Tiêu chết, máy SX tiêu sạch của chị Vui cũng đành phải “đắp chiếu” nằm chờ chuyển đổi qua phương thức thu mua để sản xuất.

Năm 2010, giá hồ tiêu có thời điểm lên đến 60.000 đồng/kg, nếu tiêu không chết thì gia đình chị Vui đã thắng đậm, còn bây giờ số tiền vay ngân hàng trên 100 triệu đồng sắp đến kỳ đáo hạn không xoay đâu ra vì tiêu chết.

Cách nhà chị Vui chừng 500 m là vườn tiêu 2.000 nọc của gia đình anh Bùi Xuân Trường đã già 10 năm tuổi, cũng đã chết mất nửa.

TIÊU CHẾT VÌ HẬU QUẢ “ÚNG NƯỚC” (!?)

Theo Sở NN-PTNT Bình Phước, tháng 7/2009 ở xã An Phú, huyện Bình Long cũng xảy ra tiêu chết hàng loạt, đến nay chỉ còn có 200 ha; còn năm nay tại xã Lộc Thiện ước tính có 50% tiêu chết trên tổng diện tích tiêu hiện có 300 ha.
Hồ tiêu là cây trồng khó tính rất nhạy cảm với các dịch bệnh. Khác với các loại cây khác, tiêu chỉ được trồng ở đất mới và khi chết trồng lại rất khó khăn, chỉ với những người có kinh nghiệm, kỹ thuật xử lý đất cũ tốt mới dám trồng tiếp tiêu trên diện tích tiêu đã chết. 

Được biết, năm 2005 ở Lộc Ninh tiêu cũng chết hàng loạt chủ yếu do nhiễm tuyến trùng đi theo mạch nước ngầm, tuyến trùng đi đến đâu tiêu đang xanh tốt rũ lá và chết nhanh cả vườn. Một nguyên nhân khác nữa là do một loại nấm có sẵn trong đất khi mưa xuống thì độ ẩm tăng nhanh, bào tử nấm xâm nhập vườn tiêu dẫn đến chết hàng loạt. Dịch bệnh này có thể lây lan theo gió và trong mùa mưa, người nông dân chỉ cần dẫm lên đất vườn tiêu bị bệnh rồi đi qua vườn tiêu khác là bào tử nấm lây theo “diệt” luôn vườn tiêu đang xanh tốt.

Tiêu chết hàng loạt không chỉ ở ấp Vườn Bưởi mà nhiều địa phương khác ở huyện Lộc Ninh trong năm nay. Theo anh Hoàng Sánh (cán bộ khuyến nông xã Lộc Thiện), người có 20 năm kinh nghiệm trồng tiêu thì nguyên nhân chính là do hậu quả việc “úng thủy” của năm trước. Bởi mùa mưa năm 2009 kéo dài hàng tháng làm nhiều vườn tiêu không kịp thoát nước nên bị ngập úng, đến năm nay thì nắng hạn kéo dài nên đua nhau chết. Điều đó đã được minh chứng ở 2 vườn tiêu gia đình chị Vui và anh Trường. Tiêu ở vùng trũng chết hết chỉ sót lại diện tích nằm phía trên đất sỏi thoát nước.

Khi tiêu chết thì chị Vui mới có kinh nghiệm, đó là trồng tiêu ngoài phân bón, nước tưới thì đất phải thoát nước và dưới đất không có đá bàng để bảo đảm không bị úng vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô, còn anh Sánh thì cho rằng, trồng tiêu cứ 5 hàng phải có một mương thoát nước sâu và rộng gần ½ m để có thể rút hết nước khi mưa kéo dài nhiều ngày. Rất tiếc chỉ đến khi tiêu chết như hiện nay thì nông dân mới “ôm đầu” vỡ lẽ.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất