| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận: Ai đứng sau che chắn cho Công ty Thuận Phong?

Thứ Tư 23/09/2020 , 15:03 (GMT+7)

Quá trình khai thác cát, Công ty Thuận Phong đã hủy hoại kênh thủy lợi, làm sạt lở bờ sông La Ngà nhưng tỉnh Bình Thuận đã làm ngơ không xử lý...

Mỗi ngày lượng khoáng sản được khai thác là vô cùng lớn, đặc biệt việc khai thác cát được thực hiện với quy mô rầm rộ.

Mỗi ngày lượng khoáng sản được khai thác là vô cùng lớn, đặc biệt việc khai thác cát được thực hiện với quy mô rầm rộ.

Như Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin, năm 2019 UBND tỉnh Bình Thuận có Quyết định 3613 cho phép Công ty Thuận Phong, quận 9, TP. HCM được nạo vét kết hợp tận thu cát bồi trong lòng hồ đập dâng Tà Pao, huyện Tánh Linh. Quá trình khai thác cát trên địa bàn Công ty Thuận Phong đã tự ý san lấp cả một đoạn kênh mương bê tông phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân để vận chuyển khoáng sản. 

Hành vi của Công ty Thuận Phong có dấu hiệu của tội hủy hoại tài sản của nhà nước, nhân dân địa phương nhiều lần làm đơn tố cáo gửi tới các cấp nhưng chưa thấy xử lý.

Chưa hết, quá trình khai thác cát của Công ty Thuận Phong  còn làm biến đổi dòng chảy, gây sạt lở bờ sông La Ngà, diện tích sạt lở ăn sâu vào tận vườn cao su của người dân và kéo dài khoảng 200 m dọc bờ sông.

Điều đáng nói, khu vực khai thác cát này nằm trên công trình thủy lợi Tà Pao được khởi công năm 2010, hoàn thành năm 2013. Đây là công trình cung cấp nước tưới cho hơn 20.340 ha đất nông nghiệp của 2 huyện Tánh Linh và Đức Linh; cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 150.000 người dân trong vùng dự án với tổng mức đầu tư 2.128 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Trong trường hợp, hoạt động nạo vét, tận thu khoáng sản trong lòng hồ Tà Pao ảnh hưởng đến việc triển khai hồ La Ngà 3 (dự án thủy lợi cũng chặn sông La Ngà, có tác dụng cung cấp nước cho vùng hạ du, gồm 2 huyện: Đức Linh, Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, một phần Đồng Nai và một phần tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) thì Sở NN-PTNT phải báo cáo tỉnh Bình Thuận để thu hồi giấy phép.

Khai thác cát được hút trực tiếp từ sông La Ngà lên bờ.

Khai thác cát được hút trực tiếp từ sông La Ngà lên bờ.

Được biết, tỉnh Bình Thuận đã ưu ái chỉ định thẳng Công ty Thuận Phong là đơn vị thực hiện nạo vét, tận thu khoáng sản mà  không qua đấu giá. Việc này có dấu hiệu khuất tất, hoàn toàn trái với quy định của Luật Khoáng sản.

Mặc dù, Công ty Thuận Phong liên tục sai phạm trong hoạt động khai thác cát trên sông La Ngà, bị nhân dân địa phương phản đối nhưng tỉnh Bình Thuận vẫn cố tình làm ngơ. Thậm chí còn có ý định cấp phép cho Công ty Thuận Phong mở rộng khai thác cát ở lòng hồ Sông Dinh 3.

Liên quan chủ trương nạo vét lòng hồ Sông Dinh 3, tại Tờ trình số 191 ngày 14/4/2019 gửi UBND tỉnh Bình Thuận, Sở TN-MT khẳng định khu vực dự án là khu vực cấm khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2897 ngày 5/10/2016.

Tuy nhiên, ngày 24/4/2020, UBND tỉnh Bình Thuận lại có văn bản (số 1551) yêu cầu Sở TN-MT làm rõ tác động của việc nạo vét này có ảnh hưởng gì đến nguồn nước và việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân hạ du (toàn bộ thị xã La Gi) hay không?

Việc cho Công ty Thuận Phong thực hiện khai thác khoáng sản trong lòng hồ Sông Dinh 3 sẽ phát sinh xả thải trong quá trình nạo vét.

Các công trình thủy lợi nhà nước làm là để cho người dân hưởng thụ. Không được để việc khai thác cát tác động vào công trình hồ đập vì nó sẽ ô nhiễm nguồn nước hạ du.

Các công trình thủy lợi nhà nước làm là để cho người dân hưởng thụ. Không được để việc khai thác cát tác động vào công trình hồ đập vì nó sẽ ô nhiễm nguồn nước hạ du.

Nước hồ Sông Dinh 3 chảy về thị xã La Gi là nguồn chính cung cấp nước sinh hoạt của hàng trăm nghìn người dân ở đây nên việc xả thải này ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân hạ du.

Theo Sở TN-MT, cho đến thời điểm này, đánh giá tác động môi trường của Công ty Thuận Phong vẫn chưa được phê duyệt, nên việc nạo vét tận thu khoáng sản tại Sông Dinh 3 vẫn chưa được cấp phép.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia môi trường đã lên tiếng phản đối chủ trương nạo vét lòng hồ Sông Dinh 3 của tỉnh Bình Thuận vì cho rằng khi thiết kế hồ thủy lợi người ta đã tính kỹ tuổi thọ, mức độ bồi lắng của công trình việc tác động vào phần nền của hồ đập Tà Pao hay hồ Sông Dinh 3 đều gây thay đổi dòng chảy, làm sạt lở và gây ô nhiễm. Tỉnh Bình Thuận không thể vì lợi ích của doanh nghiệp hay một nhóm người mà bất chấp, gây hại cho môi trường.

Xem thêm
Đã bắt lại hơn 100 người trốn khỏi cơ sở cai nghiện ở Sóc Trăng

Sóc Trăng Hơn 100/191 học viên trốn khỏi cơ sở cai nghiện ma túy ở Sóc Trăng đã bị bắt giữ. Ngành chức năng khẩn trương vận động học viên còn lại quay lại cơ sở.

Nâng giá thực phẩm hỗ trợ công nhân, cựu Chủ tịch LĐLĐ Hải Dương lĩnh án

Nâng giá, chiếm đoạt tiền từ mua bánh chưng, giò hỗ trợ công nhân, Mai Xuân Anh (cựu Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương) bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù.

Bình luận mới nhất