| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận 'căng sức' phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Chủ Nhật 16/06/2019 , 09:38 (GMT+7)

Để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tỉnh Bình Thuận đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khống chế, khoanh vùng các ổ dịch không để lây lan ra diện rộng.

3 địa phương đã có dịch

Tin từ Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết: Đến ngày 13/6 trên địa bàn tỉnh này đã 3 địa phương gồm các huyện Tánh Linh, Đức Linh và TX La Gi xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, với tổng đàn lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 919 con, tương đương gần 129 tấn.

Cụ thể, tại huyện Tánh Linh, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 9 hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ ở các thôn 1,3,4,5 của xã Gia An với tổng số lượng tiêu hủy là 88 con/6.743kg. Điều đáng mừng đến nay trên địa bàn huyện Tánh Linh không phát sinh vùng dịch mới, sau 7 ngày công bố dịch.

Đưa lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi đi tiêu hủy. Ảnh: Kim Sơ.

Tương tự tại huyện Đức Linh, đến nay dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 1 trang trại và 1 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, ở thôn 1, xã Đức Chính với tổng số lợn tiêu hủy là 805 con/122.723kg. Hiện trên địa bàn huyện Đức Linh cũng không phát sinh vùng dịch mới.

Còn tại TX La Gi, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 2 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại thôn Phước Thọ và thôn Phước Tiến, xã Tân Phước, với tổng số lợn được tiêu hủy là 48 con/2.500kg.
 

Quyết liệt

Để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, tỉnh Bình Thuận đang huy động toàn bộ lực lượng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khống chế, khoanh vùng các ổ dịch không để lây lan ra diện rộng.

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Thuận, tỉnh đã thành lập 2 chốt kiểm dịch động vật trên QL 1A và 7 chốt thuộc huyện. Ngoài ra, tại huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và La Gi đã lập thêm các chốt kiểm dịch tạm thời nhằm kiểm soát và ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Bình Thuận tăng cường các chốt kiểm tra phương tiện vận chuyển lợn qua địa bàn. Ảnh: Kim Sơ.

Cụ thể, huyện Đức Linh, ngoài 2 chốt do huyện thành lập từ trước tại xã Đông Hà và xã Đa Kai nhằm kiểm soát vận chuyển lợn ra vào huyện, thì UBND các xã, thị trấn nằm trong vùng dịch và vùng uy hiếp trên địa bàn huyện Đức Linh đã thành lập 12 chốt kiểm soát vận chuyển lợn ra vào vùng dịch.

Huyện Tánh Linh, tại xã Gia An thành lập 2 chốt kiểm dịch nhằm kiểm soát lợn ra vào vùng dịch. Các xã lân cận vùng dịch gồm Gia Huynh, Bắc Ruộng, Lạc Tánh, Đức Tân, Đức Phú, Măng Tố cũng đã thành lập 6 chốt kiểm dịch vận chuyển lợn.

Thị xã La Gi đã thành lập 3 chốt kiểm soát tạm thời ở các tuyến đường ra vào thị xã; 4 chốt do các xã, phường thành lập trên các tuyến đường giáp ranh với vùng dịch xã Tân Phước.

Huyện Hàm Tân, ngoài chốt Thắng Hải, UBND huyện đã quyết định thành lập chốt kiểm dịch động vật tại xã Sông Phan và xã Tân Phúc nhằm kiểm soát vận chuyển lợn trên đường DT 720 và Quốc lộ 55 giáp huyện Tánh Linh. Ngoài ra, UBND các xã Tân Xuân và Sơn Mỹ thành lập chốt kiểm dịch nhằm kiểm soát vận chuyển lợn giáp ranh với thị xã La Gi.

“Các chốt thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra các giấy tờ liên quan đến phương tiện và phun thuốc khử trùng các phương tiện vận chuyển lợn có giấy tờ hợp lệ. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các xe qua chốt đều có giấy tờ kiểm dịch hợp lệ”, lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Thuận nói.

Bên cạnh việc tăng cường các chốt kiểm dịch, các địa phương, nhất là các huyện có dịch đã tăng tần suất thông tin, tuyên truyền về các nguyên nhân lây lan và biện pháp phòng ngừa bệnh dịch tả lợn Châu Phi đến tất cả các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ. 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cung cấp cho các huyện, TP, TX thêm 3.091 lít thuốc sát trùng Iodine từ để cấp phát cho các địa phương tiến hành phun định kỳ tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực chợ, cơ sở giết mổ. Đối với các địa phương đã xảy ra dịch tả lợn Châu Phi tiến hành tiêu độc khử trùng, rải vôi 1 lần/ngày, 7 ngày liên tục...

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm