| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận sản xuất thử nghiệm giống sắn cao sản

Thứ Hai 19/03/2018 , 14:05 (GMT+7)

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận xây dựng mô hình “Chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây sắn cao sản vùng đồng bào dân tộc” tại thôn Suối Máu, xã Tân Hà, huyện Hàm Tân với mong muốn bà con nơi đây nắm bắt kỹ thuật trồng, tăng hiệu quả kinh tế.

Mô hình thực hiện với quy mô 1,8ha, được triển khai cho 3 hộ, sử dụng giống KM140 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc cung ứng. Đây là giống sắn cao sản có thời gian thu hoạch từ 7 – 10 tháng sau khi trồng, bình quân năng suất củ tươi đạt 33,4 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh tốt có thể đạt 40 - 50 tấn/ha.

Sau hơn 7 tháng trồng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình.

Anh Nguyễn Văn Công, một trong 3 chủ hộ tham gia mô hình cho biết, giống sắn KM140 sinh trưởng phát triển rất mạnh. Nếu bón phân đầy đủ sẽ cho năng suất cao. Đây là hộ thực hiện mô hình đạt năng suất cao nhất vì đầu tư bài bản, đúng quy trình kỹ thuật.

Ngoài ra còn có hộ chị Lý Ngọc Diệp, năng suất vườn sắn cũng không hề thua kém. Phát biểu trong buổi hội thảo, chị Diệp cho biết, giống sắn này năng suất cao, cho củ nhiều. Cả anh Công và chị Diệp đều mong muốn bà con nên chuyển sang sử dụng giống sắn như trong mô hình, hom giống sẽ được các hộ thực hiện mô hình cung cấp cho bà con miễn phí để nhân rộng.

Hạch toán kinh tế cho thấy, với giá sắn tươi 1.800 đồng/kg, năng suất bình quân 36 tấn/ha, cho doanh thu hơn 64 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi gần 23 triệu đồng/ha.

Có thể khẳng định, giống sắn KM140 thích hợp với vùng đất xã Tân Hà, cho năng suất cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho bà con. Đồng thời tạo ra nguồn giống  tại chỗ để bà con nhân rộng với chi phí thấp.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm