| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận: Thanh long thiệt hại nặng vì ốc sên gây hại

Thứ Hai 23/09/2019 , 10:19 (GMT+7)

Ốc sên phát triển mạnh, ăn trái thanh long chín làm nông dân Bình Thuận thiệt hại nghiêm trọng. Nhiều nhà vườn bị ốc gây hư hại từ 30-50% sản lượng.

Thời gian này, người trồng thanh long ở Bình Thuận đang "đau đầu" vì thực trạng ốc sên nhỏ (tên khoa học Bradybaena similaris Ferus) xuất hiện nhiều, ăn trái chín.
Bà Lê Phương Chi, nông dân xã Hàm Minh (huyện Hàm Thuân Nam, Bình Thuận) cho biết, cứ vào mùa mưa, ốc sinh sôi nảy nở nhanh và tàn phá cây trồng khủng khiếp. Gia đình bà trồng thanh long VietGAP nên không thể áp dụng cách phun thuốc trực tiếp lên cây nên trái bị ốc ăn hư hại nhiều.
Theo người dân, ốc sên chỉ to hơn cúc áo, lẩn trú trong trong các bụi rậm, lớp đất có nhiều mùn ẩm dưới vườn hoặc bên trong trụ thanh long. Ban đêm, chúng bò lên thân cây, tìm những quả chín để ăn. 
"Mỗi trái, chúng cắn nhăm nhăm phần vỏ rồi ăn sâu vào bên trong. Mỗi vết như vậy không quá to nhưng trái bị cắn thì thương lái không mua, đành vứt bỏ", ông Phạm Văn Thiệt cho hay. 
Vì trồng thanh long theo quy trình VietGAP nên ông Nguyễn Văn Toản không thể phun thuốc lên cây, trái để trừ ốc. Hàng ngày, ông ra các trụ cây tìm ốc để bắt rồi tiêu hủy. Ông thổ lộ: "Bắt rồi chúng lại lên nhưng không bắt thì trái cây hư hết. Có ngày tôi bắt được cả mấy kg nhưng hôm sau ra vườn lại thấy chúng đầy rẫy trên trụ cây".  
Theo ông Toản, mùa chính vụ năm nay, gia đình ông thu hoạch khoảng 1 tấn thanh long nhưng phải đổ bỏ 4 tạ vì ốc ăn hư hỏng. Trong khi đó, nhiều hàng xóm của ông bị thiệt hại lên đến 50% sản lượng của vườn.
Ông Phạm Văn Thiệt đang bới lớp mùn dưới vườn để tìm bắt ốc. Ông cho biết: "Chúng có ở khắp nơi. Ở trên trụ cây, chúng nằm trong hốc và ở im đó có khi đến cả 10 ngày, nửa tháng. Đến hôm trời mưa hoặc đêm nhiều sương là chúng bò ra trắng trụ, ăn trái chín. Bị thiệt hại nhiều nhưng phải bó tay".  
Cùng với ốc sên nhỏ, bệnh đốm nâu (nấm tắc kè) cũng đang phát triển mạnh gây thiệt hại cho người trồng thanh long Bình Thuận. 
Bệnh bùng phát mạnh vào mùa mưa và ban đầu chỉ là những đốm nâu li ti trên thân cây, trái.
Sau thời gian ngắn, bệnh lan rộng và gây thối lụn cành. "Bệnh bùng phát trúng đợt thu hoạch trái chín chính vụ nên mình không thể phun thuốc để ngăn ngừa được. Những cành xuất hiện đốm bệnh, thối lụn thì chỉ có cách cắt bỏ. Có những trụ bệnh trắng cây, thiệt hại gần như hoàn toàn", ông Nguyễn Văn Toản buồn rầu tâm sự.
Bệnh đốm nâu lây lan lên trái làm phần vỏ bị khô hoặc lụn. Những trái bị bệnh không được thu mua nên người dân cũng phải chặt, vứt bỏ. Theo ông Nguyễn Đức Trí, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển thanh long (Sở NN-PTNT Bình Thuận), hiện nay, người trồng thanh long VietGAP, GlobalGAP đang chịu thiệt hại nặng do ốc sên hại trái và bệnh đốm nâu. Người dân không thể phun, xịt thuốc để ngăn ngừa trong dịp này vì cây đã bước vào thời kỳ thu hoạch. Nhiều gia đình đành phải bắt ốc thủ công, cắt bỏ cành bị bệnh đốm nâu để cứu cây. 

 

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.