| Hotline: 0983.970.780

Ông Nguyễn Văn Kính, GĐ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương:

Bình tĩnh trước sởi

Thứ Sáu 25/04/2014 , 08:56 (GMT+7)

Thời điểm này, các bậc phụ huynh cần lưu ý, chỉ khi nào trẻ có những biến chứng nặng thì mới phải vào viện điều trị.

+ Biến chứng nặng mới phải nhập viện

Trước tình hình số ca tử vong liên quan đến sởi tăng cao trong thời gian qua, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã họp và thống nhất sử dụng gamma globulin, một chất tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân mắc sởi. Bệnh nhân sẽ được gì từ việc thay đổi phác đồ điều trị lần này? NNVN đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Kính (ảnh), Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bộ Y tế.

nguyen-n-kinh18414071

Tại Hội nghị tăng cường công tác điều trị bệnh sởi diễn ra ngày 23/4 do Bộ Y tế tổ chức, ông có nhắc đến nhiều lần về mức độ nguy hiểm của dịch sởi năm nay, đồng thời có khuyến nghị giảm độ tuổi tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng xuống 6 tháng. Tại sao vậy, thưa ông?

Có thể nói, chưa bao giờ ngành y tế phải đối diện một loại dịch bệnh vừa dễ, vừa khó hiểu như dịch sởi năm nay. Dễ bởi bản chất của bệnh sởi là bệnh lành tính, có thể tự khỏi và chỉ 10% là có biến chứng.

Nhưng lại khó hiểu bởi lần này, đối tượng mắc sởi chủ yếu ở người chưa tiêm chủng và trẻ em dưới 9 tháng tuổi, thậm chí có trẻ ngoài 30 ngày tuổi, độ tuổi đáng lẽ vẫn còn miễn dịch của sữa mẹ. Với tình hình này, chúng tôi đã có kiến nghị giảm độ tuổi tiêm phòng vacxin sởi cho trẻ từ 9 tháng xuống còn 6 tháng.

Được biết, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế vừa bổ sung thêm phác đồ điều trị sởi. Cụ thể như thế nào?

Sau khi xem xét lại toàn bộ tình hình từ đầu mùa dịch, chúng tôi nhận thấy sởi là bệnh dẫn đến suy giảm miễn dịch cấp tính, ngay sau khi mắc sởi thì cơ thể đáp ứng miễn dịch với các mầm bệnh, vi sinh vật khác rất kém.

Với cách hiểu về cơ chế bệnh như vậy, nên Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế họp, thống nhất ngoài các phác đồ chung đã được ban hành vào năm 2009 thì sẽ bổ sung thêm cách sử dụng gamma globulin. Đây là chất tăng cường sức đề kháng của cơ thể, trường hợp nặng thì tiêm tĩnh mạch, trường hợp ở mức độ trung bình sẽ tiêm bắp để nâng cao sức miễn dịch cho những người mắc bệnh sởi.

Và kết hợp việc phát hiện sớm những trường hợp có biến chứng về hô hấp, viêm não để có điều trị cụ thể cho từng trường hợp, giảm bớt tỉ lệ tử vong.

Đối tượng mắc sởi chủ yếu ở người chưa tiêm chủng và trẻ em dưới 9 tháng tuổi, thậm chí có trẻ ngoài 30 ngày tuổi, độ tuổi đáng lẽ vẫn còn miễn dịch của sữa mẹ

Phần lớn người dân đang lo ngại bởi “ổ dịch” sởi xuất phát từ chính các bệnh viện tuyến Trung ương. Ông nói sao?

Lo lắng của người dân là có cơ sở nhưng họ lại bỏ qua chi tiết: đó là do tâm lý của chính các bậc phụ huynh cứ con ốm là đưa bệnh viện đến tuyến cao nhất. Bạn thử hình dung, nếu khoa Khám bệnh của một bệnh viện, trong một buổi sáng mà tiếp nhận hơn 4.000 bệnh nhi đến khám, cộng với số lượng từng ấy là bố mẹ đi cùng.

Trong khi bệnh sởi là bệnh rất dễ lây lan, có thể nói là “đi qua đầu giường” đã có thể lây rồi. Những bệnh nhi bị bệnh sởi này sẽ lây chéo cho các bệnh nhi khác, vì thế dịch bệnh bùng phát rất nhanh.

Vì vậy, lúc này các bậc phụ huynh cần lưu ý, chỉ khi nào trẻ có những biến chứng nặng thì mới phải vào viện điều trị.    

Xin cảm ơn ông!

Tại buổi giao ban trực tuyến chiều 24/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến ngày 22/4 toàn thành phố ghi nhận 1.339 bệnh nhân mắc sởi, trong đó 14 trường hợp tử vong do sởi phân bố rải rác ở 370/584 xã, phường (63,4%). Số ca sốt phát ban nghi sởi những ngày gần đây có chiều hướng chững lại và có giảm dần.

Tuy nhiên thời tiết có độ ẩm cao là điều kiện cho dịch bệnh phát triển. Để giảm tối đa dịch sởi, giảm lây chéo tại bệnh viện, sớm kiểm soát và khống chế được dịch sởi trên địa bàn thành phố, lãnh đạo Sở Y tế yêu cầu các đơn vị trong ngành không được chủ quan mà cần đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát phát hiện ổ dịch, cách ly điều trị, nhất là phải đưa trẻ đi tiêm phòng vacxin đầy đủ.

 

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất