| Hotline: 0983.970.780

Bịt mắt, bịt tai

Thứ Ba 26/07/2011 , 10:48 (GMT+7)

- Tự dưng thấy khát nước quá, ông ạ.

- Ừ, tôi cũng đang thấy khát đây.

- Kiếm chỗ nào uống nước đi.

- Ừ.

- Qua bên kia đường uống trà đá nhé.

- Thôi.

- Ơ, hàng ngày ông khoái món trà đá lắm mà. Vừa rẻ tiền mà lại mát.

- Nhưng từ hôm đọc mấy bài báo viết về chè bẩn đến giờ, tôi đâm sợ, chẳng dám uống trà đá ở quán nữa.

- Vậy à. Chè bẩn như thế nào?

- Thì người ta trộn phân lân, bùn đất, bột đất vô chè trong quá trình chế biến để ăn gian khối lượng.

- Trời, trộn mấy thứ đó vô, uống chè xong chắc phải đi bệnh viện rửa ruột luôn. Vậy thì đi uống cà phê nhé.

- Cà phê à. Không đâu?

- Sao vậy? Cà phê cũng bị cho phân lân, bùn đất vô à?

- Không, mà người ta độn vào những thứ khác như bắp, đậu nành rang cháy, rồi dùng hóa chất để tạo mùi, tạo vị đắng, tạo bọt cà phê.

- Trời, như thế cũng nguy hiểm chẳng kém gì mấy so với chè bẩn. Chắc phải kiếm một lon nước ép công nghiệp nào đó uống cho chắc ăn.

- Chưa chắc đâu nghe, nhiều loại nước uống công nghiệp bị cảnh báo là có các hóa chất độc hại nhằm tạo màu sắc, hương vị, nhưng lại có thể gây ung thư đấy.

- Uống cái gì cũng thấy nguy hiểm, thật chán quá. Chắc phải đi mua mấy bình nước lọc về uống thôi.

- Ê, nước lọc cũng chưa chắc ăn đâu nhé. Nhiều cơ sở lấy nước ngầm ở những nơi mất vệ sinh đấy. Thậm chí người ta từng phát hiện có cơ sở sản xuất nước lọc ở ngay gần nghĩa địa.

- Trời đất. Kiểu này chắc phải về nhà lấy nước máy mà nấu lên thành nước uống thì mới chắc ăn.

- Ông ngây thơ quá. Nước máy về lý thuyết thì đúng là nước sạch. Nhưng thỉnh thoảng, “ông” cấp nước lại nổi hứng … họa sỹ, phối màu cho nước máy đấy.

- Phối màu là sao?

- Là nước máy có màu đục như nước gạo, màu đen như nước cống hay màu vàng …

- Nước máy mà có màu, thì là nước bẩn à.

- Đương nhiên.

- Thế thì thật đáng sợ. Nước máy mà còn không tin được thì chỉ còn nước mưa.

- Nước mưa hứng ở quê, may ra còn sạch. Còn thành phố mình, bụi khói khắp nơi, nước mưa không sạch đâu, ông à.

- Nếu thế thì phải nhịn uống nước, dùng nước à?

- Nhịn thì không được. Nhưng nếu muốn dùng nước, chắc phải học theo bộ tượng mấy con khỉ bịt mắt, bịt tai. Tức là không nghe nói gì về chất lượng nước này nước nọ, thức uống này nọ, cũng không nhìn xem nước thế nào. Cứ thế mà dùng đại thôi.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm