| Hotline: 0983.970.780

Bộ di vật gia bảo "độc" nhất miền Tây

Chủ Nhật 03/02/2008 , 10:42 (GMT+7)

Vào một buổi chiều cuối năm tôi nhận được cú điện thoại của anh Phan Tấn Nam:“Hôm nay anh rảnh rồi, chú em tranh thủ đến chụp ảnh”. Sau nhiều lần hẹn, nhận được cú điện thoại này tôi mừng rơn. Bởi anh là người chơi cổ vật nổi tiếng ở miền Tây được nhiều người khâm phục.

Ông Phan Tấn Nam bên bộ sưu tập thẻ bài và lệnh bài

Bước vào căn phòng trưng bày cổ vật của anh trên lầu 2 tại nhà riêng đường Trần Hưng Đạo (Q. Ninh Kiều –TP.Cần Thơ), tôi  thấy mình như đang ở trong một bảo tàng thực thụ. Chỉ khác ở “bảo tàng” này tôi được tận tay sờ vào hiện vật. Căn phòng gắn máy lạnh mát rượi tạo cảm giác lâng lâng khó tả. Anh Nam nói: “Tôi mở máy lạnh 24/24 và giữ nhiệt độ ở 17 độ C”. Thấy tôi có vẻ thắc mắc anh giải thích liền: “Giữ nhiệt độ cố định như vậy mới bảo quản cổ vật được lâu, ít bị ôxy hóa”. Trước mắt tôi là những cổ vật lạ mắt và một kho tàng sách vở khảo cổ học đủ mọi thứ tiếng: Việt, Hoa, Anh, Pháp và nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về địa chất, kim loại, công nghệ chế tạo gốm sứ.

Những thẻ bài bằng ngọc đời Tây Chu.

Anh Nam khiêm tốn: “Thật ra tôi chơi cổ vật cốt yếu là để học hỏi, để thỏa mãn thú vui chứ không kinh doanh. Khi đã hiểu được những giá trị của cổ vật mình chơi thì không gì sướng bằng. Tôi là người may mắn được thừa kế một số cổ vật của ông nội và bố vợ mang từ bên Tàu qua hồi đầu thế kỷ 20”. Được cha ông “truyền nghề” cộng thêm lòng đam mê nên từ năm 1996 anh bắt đầu sưu tầm và nghiên cứu cổ vật. Hiện nay anh có trong tay trên 100 món đồ cổ. Nhưng món cổ vật mà anh Nam thích nhất là bộ ngọc gồm những lệnh bài, thẻ bài, bộ ngọc lễ khí cổ xưa cực hiếm và vô giá có cách đây trên 3.000 – 4.000 năm. Kế tiếp là bộ đèn cổ bằng gốm tráng men thời Lục Triều (Trung Quốc) cách nay trên 1.500 năm, bộ gốm ấm rượu đời Tống, bộ đá thờ cúng Chămpa và bộ đồ sứ cổ đời nhà Thanh.

Trong lúc trò chuyện anh Nam đổ một ít nước vào chiếc bình gốm tráng men, ít phút sau đưa chiếc bình cho tôi xem và chỉ cho thấy phản ứng phong hóa có hiện tượng sùi vôi ra ngoài thành bình và khẳng định đây mới là đồ cổ thật. Anh Nam bật mí, nhờ vào những hoa văn còn sót lại trên các cổ vật, không hề có hiện tượng men bị phân hủy, đó chính là nét cơ bản để phân biệt đồ cổ thật với đồ cổ giả.

Bộ sưu tập tượng thần.

Chơi đồ cổ không những phải tìm hiểu xuất xứ lai lịch của cổ vật mà còn phải biết rõ về khoa học công nghệ chế tác cổ vật, về trình độ văn minh, giá trị văn hóa của từng món cổ vật qua các thời kỳ. Mỗi cổ vật là một thông điệp với nhiều ý nghĩa và công dụng khác nhau truyền tải những thông điệp văn hóa xa xưa cách đây nhiều thế kỷ. Để minh chứng cho điều này, bất ngờ anh Nam lấy trong áo đeo trước ngực một thẻ bài bằng ngọc mát lạnh, đã ngả màu vàng lên huyết tẩm đỏ chói, rồi nói: “Cái thẻ bài này tự nó phản ứng hóa học và thay đổi màu theo thời gian dữ lắm. Khi chiếu đèn vào ngọc ánh sáng lóe lên đi xuyên qua nó phát ra màu đỏ cam tuyệt đẹp, trên thẻ bài này còn có chạm nổi hình chữ “Thiên”. Thẻ bài này đeo vào mình tốt lắm, nó làm cơ thể kháng được những bệnh cảm nhẹ. Đây là miếng ngọc “ngự dựng” thời Tây Chu (Trung Quốc).

Tượng đèn đời “Đường”

Thẻ bài Ngự Dụng đời Tây Chu

Rồi anh bê ra tiếp 2 bộ sưu tập ngọc cổ gồm một bộ “lễ khí” từ đời Tây Chu cách đây  trên 3.000 năm cho tới đời nhà Thương (Trung Quốc) cách đây 4.000 năm. Trên các miếng ngọc nhiều màu có chạm hình các vị thần mà người xưa thờ cúng lúc tôn giáo chưa ra đời như: Thần mặt trời, sơn thần, thủy thần, lôi thần, mộc thần. Một bộ sưu tập ngọc khác là những lệnh bài có chữ “Thiên viết” của triều vua Tây Chu và các thẻ bài ngọc mà cách đây  trên 3.000 năm chỉ giành cho các bậc vương quyền đeo để khẳng định đẳng cấp và quyền lực. Trong số này có 2 thẻ bài bằng bạch ngọc khắc chạm trên đó những chữ cổ theo lối “điểu triện” đời nhà Thương (Trung Quốc) mà các chuyên gia ngôn ngữ , văn hóa dân tộc học cho đến nay vẫn chưa giải mã được.

Bình rượu của vua Đường, chạm trổ cảnh lễ hội của người (Ba Tư)

Bình rượu của vua Đường, chạm trổ cảnh lễ hội của người

Sau bộ ngọc đến bộ sưu tập đèn từ thời nhà Đường – Nam Bắc Triều – Hán (khoảng 2.000 năm). Độc đáo nhất là cục đá cổ dùng để đo độ sâu của những tàu biển đời nhà Tống được vớt lên từ lòng biển còn nét rêu phong bám đầy sâu, hàu biển và một cây san hô đỏ được xem là cổ vật độc bản. Trong căn phòng nhỏ còn có một tượng đá Chămpa là tượng thần Vink rama. Tượng được tạc trong tư thế thần Vishnu đầu cắm xuống, hai tay nâng Linga, đây được xem là pho tượng cổ quái và độc đáo. Bộ đèn gốm tráng men cưa dùng để tùy táng, trong đó có đèn hình tượng người cưỡi con cá côn. Theo truyền thuyết tôn giáo, đây là cá sống ở biển, ngày bơi ngàn dặm, khi tu luyện trở thành loài chim bằng, mỗi lần vỗ cánh bay xa vạn dặm. Cặp người đội đèn, cặp chim phụng, người cưỡi rùa, đèn nghệ, dê, khỉ, tượng tam không. Các đèn gốm tráng men đều mang triết lý Phật giáo rõ rệt và được xem là những cổ vật “Tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả”...

Bộ ngọc lễ khí có cách nay 4.000 năm

Để sở hữu được những cổ vật này tôi phải tốn nhiều chi phí đi sưu tầm khắp nơi. Đối với tôi chơi cổ vật là phải biết tường tận về những cổ vật thì mới thú vị– anh Nam chân tình nói.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Giành vé đi tiếp?

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Malaysia trong khuôn khổ VCK U23 châu Á sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 20/4/2024 trên sân vận động quốc tế Khalifa. 

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm