| Hotline: 0983.970.780

Bộ đội làm NTM

Thứ Tư 07/03/2012 , 08:59 (GMT+7)

Binh đoàn 15 với chức năng là một đơn vị Kinh tế - Quốc phòng, được giao nhiệm vụ chính trị là phát triển KT- XH gắn với QPAN, xây dựng dân cư xã hội trên các địa bàn chiến lược...

Bộ đội Binh đoàn 15 làm đường giao thông và cầu treo vào các bản làng vùng xa biên giới

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới - Tư lệnh Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng), tâm sự: “Trong kháng chiến, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã hy sinh tất cả để đùm bọc, chở che cho bộ đội. Giờ hòa bình rồi, bộ đội phải có trách nhiệm giúp dân thoát đói, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình”. 

Binh đoàn 15 với chức năng là một đơn vị Kinh tế - Quốc phòng, được giao nhiệm vụ chính trị là phát triển KT- XH gắn với QPAN, xây dựng dân cư xã hội trên các địa bàn chiến lược. Hiện tại, các đơn vị thuộc Binh đoàn đã có mặt tại 220 thôn, bản thuộc 33 xã, phường, thị trấn của 12 huyện thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Bình, Bình Định, Attapư (Lào) và Ratanakiri (Campuchia).

Tính đến thời điểm này, Binh đoàn 15 đã đầu tư trồng trên 35.000 ha cao su, gần 1.000 ha cà phê, 90 ha lúa nước. Với nhiệm vụ đặc thù của đơn vị nên tại các tỉnh Tây Nguyên, hầu hết diện tích cây trồng của Binh đoàn đều nằm dọc các tuyến vành đai biên giới. Cũng tại đây, Binh đoàn 15 đã triển khai xây dựng nhiều công trình, dự án kinh tế cũng như đảm bảo QPAN trên hầu hết các tuyến biên giới trên địa bàn Tây Nguyên.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang cho biết: “Người lính của Binh đoàn 15 luôn phải biết làm thế nào để đời sống của nhân dân trong các vùng dự án của mình luôn được cải thiện, ngày một nâng cao hơn”. Theo đó mà hàng loạt các chủ trương thiết thực luôn được triển khai đồng bộ ở đây như: Binh đoàn gắn với tỉnh, huyện; Cty gắn với huyện, xã; Đội sản xuất gắn với thôn, làng; hộ công nhân người Kinh gắn kết, giúp đỡ hộ công nhân là đồng bào dân tộc thiểu số… Đến nay, các Cty thuộc Binh đoàn đã tổ chức kết nghĩa với 33 xã, các Đội sản xuất gắn kết với 220 thôn, làng và hơn 8.400 hộ người Kinh và hộ đồng bào dân tộc thiểu số gắn kết với nhau.

Sau 27 năm kể từ ngày thành lập, biết bao thế hệ cán bộ chiến sỹ, công nhân lao động của Binh đoàn đã cống hiến tuổi xanh, kể cả mồ hôi và máu của mình để cho đất bazan Tây Nguyên thêm thắm đỏ, để cho Tây Nguyên thêm xanh. Đi dọc các tuyến biên giới của Tây Nguyên hôm nay, từ cao nguyên Chưmomray ở cực Bắc Tây Nguyên, đến các vùng biên giới giáp biên với nước bạn Campuchia như Ia Grai, Đức Cơ… đến đâu cũng ngút ngàn màu xanh của cao su, cà phê, hồ tiêu, lúa nước…

Một trong những thành công trong nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với QPAN trên địa bàn biên giới ở Tây Nguyên của Binh đoàn 15, đó là có trên 20.000 lao động, hàng vạn nhân khẩu được bố trí trên 10 cụm với hàng trăm điểm dân cư dọc tuyến biên giới, được hưởng lợi từ những dự án phát triển kinh tế - xã hội của Binh đoàn. Trong số đó, có trên 4.000 hộ với hơn 6.000 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có việc làm ổn định, có thu nhập trên 7 triệu đồng/người/tháng. Thực hiện mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dự án, các công trình vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ dân sinh đã được chú trọng đầu tư như hệ thống hồ đập chứa nước, nhà máy thủy điện, nhà Rông Văn hóa…Binh đoàn đã cùng với địa phương xây dựng hệ thống lưới điện cao thế, trạm biến áp đến các bản làng; sửa chữa hơn 1.000 km đường giao thông liên thôn, liên xã; xây dựng 1 trường Trung cấp nghề, 8 trường Tiểu học và THCS với 93 phòng học, 10 trường Mầm non với 130 điểm trường, nuôi dạy hơn 5.000 cháu…

Mục tiêu hướng đến của Binh đoàn 15 là mỗi Cty, đơn vị phải giúp từ 1 đến 2 xã trên địa bàn đóng quân xây dựng NTM, mỗi xã có 1 đến 2 công trình có giá trị và hiệu quả thiết thực, cùng hàng loạt các mục tiêu cụ thể khác mà mục đích cuối cùng, đó là góp sức đưa nông thôn vùng sâu Tây Nguyên ngày một khởi sắc, đồng bào vùng sâu Tây Nguyên ngày có một cuộc sống ấm no hơn, xích gần với miền xuôi hơn, giữ vững thế trận an ninh quốc phòng nơi miền biên viễn này. Điều này, từ khi chưa triển khai chương trình, chưa có tên gọi “Chương trình Nông thôn mới”, Binh đoàn 15 cũng đã làm và mang lại những hiệu quả thiết thực.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm