| Hotline: 0983.970.780

Bộ giống chè đa dạng

Thứ Ba 18/06/2019 , 13:10 (GMT+7)

Từ nguồn vốn đầu tư của dự án cùng các nguồn vốn sự nghiệp và vốn huy động, trong 10 năm Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (Nomafsi) đã tạo ra những bộ giống chè đa dạng, năng suất, hiệu quả.

09-21-53_hi_che_bng_my
Nomafsi đã tạo được bộ giống chè đa dạng, năng suất cùng bộ quy trình canh tác ưu việt.

Theo lãnh đạo Nomafsi, với nhiệm vụ trọng tâm khi được Bộ NN-PTNT giao là nhân nhanh và phát triển các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao cho sản xuất chè xanh chất lượng cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái. Nomafsi tiến hành xây dựng vườn giống gốc chất lượng cao tại các địa phương trồng chè trọng điểm trên cả nước.

Mục tiêu của Nomafsi là đến 2020, góp phần phát triển diện tích trồng mới và trồng thay thế chè cho sản xuất chè xanh chất lượng tăng từ 20 - 25% so với năm 2015 (tăng thêm khoảng 30.000ha giống chè cho chế biến chè xanh); đồng thời tăng cường năng lực cho nghiên cứu, phát triển giống chè tại Nomafsi.

Trong gần 10 năm qua, Nomafsi đã sản xuất được 27 triệu bầu chè giống gốc. Các giống chè được sản xuất bao gồm LDP1, LDP2, Kim Tuyên, PH8, PH9, PH10, PH11. 100% số bầu chè giống đã được chuyển giao cho các địa phương Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang... để xây dựng các vườn chè giống gốc đạt tiêu chuẩn phục vụ sản xuất.

Giai đoạn 2011 - 2015, Viện đã cung cấp cho các địa phương và thị trường 25 triệu bầu chè giống thương phẩm (đạt 100% so với kế hoạch). Các giống chè được sản xuất bao gồm PH8, PH9, PH10, PH11, LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên... được thực hiện trên cơ sở liên kết sản xuất bầu chè giống thương phẩm giữa Nomafsi với các công ty, doanh nghiệp sản xuất chè tại Nghệ An, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Hà Nội.

Tính đến 30/12/2018, dự án đã thực hiện thu hồi và nộp ngân sách số tiền trên 2,3 tỷ đồng so với kế hoạch phải thu là 3,8 tỷ đồng (đạt 60,53% kế hoạch). Hiện các đơn vị được giao sản xuất giống đang hoàn thiện các hợp đồng xuất bầu. Dự án cũng không gặp khó khăn khi triển khai hoạt động thu hồi vốn sự nghiệp kinh tế cho Nhà nước do các sản phẩm đều được thị trường chấp nhận, tiêu thụ 100%.

Toàn bộ số bầu chè được xuất bán cho các hộ, các chương trình trồng mới, trồng thay thế tại chính các địa phương có liên kết sản xuất giống, làm giảm giá thành bầu chè, rút ngắn thời gian chuyển giao giống mới cho sản xuất.

Đặc biệt, trong năm 2015, Nomafsi đã hoàn thành quy trình công nghệ nhân và sản xuất các giống chè chuyển giao cho các địa phương.

Cụ thể, dự án đã xây dựng và báo cáo thông qua Hội đồng KHCN Bộ NN-PTNT 3 quy trình công nghệ được công nhận là TBKT mới, gồm: Quy trình kỹ thuật giâm hom chè; Quy trình kỹ thuật nhân giống chè bằng cây rễ trần và Quy trình kỹ thuật nhân giống chè bằng nuôi cấy mô. Các quy trình kỹ thuật nêu trên đều đảm bảo cho sản xuất giống chè đạt tỷ lệ xuất vườn trên 90%.

Theo Viện trưởng Nguyễn Văn Toàn, sau 10 năm thực hiện đề án, diện tích các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt đạt trên 60% diện tích chè cả nước, tương đương khoảng 750.000 ha.

Hiện năng suất chè bình quân trên cả nước đã đạt trên 8,5 tấn/ha, với giá nguyên liệu búp tươi tăng 10 - 15% so với giống cũ. Nhiều địa phương đã trồng những giống chè mới của dự án như PH8, PH10, LDP1, Kim Tuyên... khi chế biến thành sản phẩm chè thành phẩm có giá bán từ 400.000 - 600.000đ/kg góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng chè.

Trong quá trình thực hiện dự án, Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tích cực vận dụng nhiều mối liên hệ, liên kết với các đối tác trong sử dụng mặt bằng, nhân công để hạ giá thành sản xuất đến mức tốt nhất cho thị trường...

Dự án Sản xuất giống chè giai đoạn 2011 - 2020 đã được Nomafsi triển khai nghiêm túc các hạng mục được phê duyệt, đúng tiến độ, hoàn thành đầy đủ các nội dung đề ra.

Qua chuyển giao cho người sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế. Năng suất tăng từ 6,9 tấn/ha năm 2009 lên trên 8,5 tấn/ha năm 2018, giá bán búp tươi tăng từ 4.000đ/kg lên trên 8.000đ/kg, tỷ lệ diện tích giống chè mới tăng từ 47% năm 2010 lên trên 60% năm 2018.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất