| Hotline: 0983.970.780

Bộ KH-CN sẽ bố trí kinh phí nghiên cứu vắc xin tả lợn Châu Phi

Thứ Bảy 06/04/2019 , 11:01 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định: Nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả lợn Châu Phi là việc khó, nhưng bắt buộc phải làm.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh (ảnh: Minh Phúc)

Bộ NN-PTNT vừa có buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và Viện Hàn lâm Khoa học tự nhiên Quốc gia về đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu vắc xin tả lợn Châu Phi.

Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, trong đó có nhóm “Sản phẩm vắc-xin phòng bệnh cho người và vật nuôi của Việt Nam”.

Bởi vậy, trong những năm qua, chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý để sản xuất vắc xin. Cả nước hiện có có 9 cơ sở sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn GMP/WHO. Nhiều doanh nghiệp, viện nghiên cứu, đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở, ứng dụng và nhận chuyển giao nhiều công nghệ, kỹ thuật sản xuất vắc xin tân tiến trên thế giới để nghiên cứu sản xuất vắc xin.

Dịch tả lợn châu phi đã quét qua hơn 50 quốc gia trên thế giới rồi. Việc sản xuất vắc xin tả lợn Châu Phi là việc bắt buộc phải làm, vì nền chăn nuôi Việt Nam sẽ cần rất nhiều năm để giảm tỷ lệ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình.

03 Bộ NN-PTNT, Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế họp bàn về đề xuất nhiệm vụ sản xuất vắc xin tả lợn Châu Phi ngày 5/4/2019 (ảnh: Minh Phúc).

“Tôi sang Bộ NN-PTNT ngày hôm nay không phải để hò reo. Thủ tướng đã có Chỉ thị 04 rồi, chúng ta phải tập trung bàn bạc để làm”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Vì vấn đề nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả Châu Phi là nhiệm vụ phát sinh trong năm 2019. Bởi vậy, người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho rà soát tất cả các chương trình, dự án và sẵn sàng điều tiết, cắt giảm kinh phí để tiếp nguồn lực cho các viện nghiên cứu, doanh nghiệp khoa học công nghệ thực hiện nghiên cứu, sản xuất vắc xin.

Mặc dù sản xuất vắc xin tả lợn Châu phi là rất khó, tuy nhiên, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tin tưởng, với nguồn lực của Việt Nam hiện nay, chúng ta có cơ hội lớn để sản xuất được vắc tin tả lợn Châu Phi. Bởi trước đó, chúng ta đã có quá trình tích luỹ kinh nghiệm, cơ sở vật chất, kho học công nghệ và các vật liệu để sản xuất vắc xin. Một số loại vắc xin khó sản xuất cũng đã được nghiên cứu và sản xuất thành công bước đầu ở Việt Nam như tai xanh, lở mồm long móng...

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Bình Định lên phương án né hạn cho vụ hè thu

Bình Định đang lên phương án chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, tập trung vận động người dân tiết kiệm nước để đảm bảo thắng lợi vụ hè thu 2024.