| Hotline: 0983.970.780

Bố mất, mẹ đau tim, ba con nguy cơ bỏ học

Thứ Sáu 28/06/2013 , 10:21 (GMT+7)

Được sự giới thiệu của cô giáo, chúng tôi tìm đến nhà em Trần Thị Châu, là học sinh Trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

 Được sự giới thiệu của cô giáo, chúng tôi tìm đến nhà em Trần Thị Châu, là học sinh Trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nhà em Châu hiện ở tổ 21, thôn Hà Quảng Bắc, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn.

Gia đình em vừa qua có sự mất mát lớn, cha em ông Trần Hoà (A), đã qua đời trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chúng tôi đến nhà, cũng là lúc gia đình đưa người quá cố đi an táng vừa về nhà lập bàn thờ với khói nhang nghi ngút, không khí tang thương bao trùm lên căn nhà nhỏ, ở làng quê cát gió còn nghèo khó này.

Bà Nguyễn Thị Xê  đang mặc áo tang, mẹ của em Châu, khóc nức nở, nghẹn ngào nói trong tiếng nấc: "Tôi bị đau tim hơn 3 năm nay, không đi lại được, nhà lại nghèo không có tiền chữa bệnh, đành phải nằm nhà phó thác cho số phận với nỗi đau bệnh tật đến tuyệt vọng. Giờ chồng tôi cũng ra đi mãi mãi, tôi lại nằm tại chỗ và các con còn nhỏ, biết dựa vào ai mà sinh sống đây”.


Bà Nguyễn Thị Xê và các con, bên bàn thờ của chồng, cha

Bà Xê kêu khóc thảm thiết, xé lòng làm chúng tôi cũng xót xa, ngậm ngùi thương cho gia cảnh mất mát, bệnh tật, khốn khó của bà. Được biết, căn nhà mà gia đình bà đang ở, trước đây vào năm 2003 chỉ che vài miếng tôn lụp xụp, tối tăm.

Mãi đến năm 2009, các cơ quan, đoàn thể của xã Điện Dương mới xây tặng “Nhà tình thương” này, bởi ông bà là hộ nghèo nhất của địa phương. Nhìn trong nhà bà không có vật dụng gì đáng giá vài trăm ngàn, lại nằm khuất sâu hun hút trong con hẻm nhỏ quanh co xung quanh toàn là cỏ dại và cát trắng bao bọc. 

Tiếp chúng tôi còn có những người thân, họ hàng, người hàng xóm vừa đi đưa tang chồng bà về, biết chúng tôi tìm hiểu để viết bài đăng báo, họ đều đồng tình và mong rằng xã hội hãy giúp đỡ, chia sẻ với hoàn cảnh thương tâm,  khốn khổ này.

 Cô giáo Lương Thị Đích, là giáo viên chủ nhiệm của em Trần Thị Châu thì bộc bạch: “Em Châu đạt học sinh giỏi 4 năm liền của Trường THCS  Dũng sĩ Điện Ngọc. Những năm học tiểu học cũng vậy. Trước đây nhiều lần em đòi nghỉ học và đã nghỉ học, bởi hoàn cảnh gia đình gặp vô vàn khó khăn.

Nhưng được thầy cô giáo, bạn bè động viên giúp đỡ cả tinh thần lẫn vật chất, nên em đã tiếp tục đến trường. Hiện nay cha mất, mẹ đau ốm nằm tại chỗ, gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, con đường tiếp tục vào lớp 10 của em có nguy cơ khép lại, cho dù em mong muốn, tha thiết được đến trường”.

Còn thầy giáo Đặng Bá Ban, đồng nghiệp với cô Đích thì lo lắng: "Trường hợp em Châu rơi vào hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, em là học sinh giỏi nhiều năm liền, nguy cơ nghỉ học là rất lớn, tiếc cho một bông hoa đang nở rộ, chớm lụi tàn. Mong sao mọi người hãy cứu giúp hoàn cảnh đáng thương này”.

Ngoài Châu ra, bà Xê còn có hai đứa con nữa là Trần Hải (17 tuổi), đã nghỉ học từ năm lớp 6 và Trần Hoa (5 tuổi) giờ cũng không biết bấu víu vào đâu. Người thân, họ hàng, chòm xóm cũng nghèo không giúp đỡ được gì, ngoài những lời động viên tinh thần.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về em Trần Thị Châu, tổ 21 thôn Hà Quảng Bắc, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) hoặc cô giáo Lương Thị Đích, giáo viên Trường THCS Dũng sĩ Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam. ĐT: 0905.508.697. Hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm