| Hotline: 0983.970.780

"Bộ mặt thôn, bản đã thay đổi rõ rệt”

Thứ Sáu 26/02/2010 , 09:35 (GMT+7)

Đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM) quy mô thôn, bản được triển khai từ năm 2007. Kết thúc đợt khảo sát đầu tiên các mô hình xây dựng NTM, ông Nguyễn Phượng Vỹ - nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác- PTNT, Tổ trưởng tổ tư vấn đã dành cho NNVN cuộc trao đổi.

Qua khảo sát các mô hình NTM, ông đánh giá thế nào về tiến độ, chất lượng các mô hình đang triển khai?

Sau 3 năm thực hiện đề án đến nay mới triển khai được 17 mô hình tại 15 tỉnh, thành đại diện cho các vùng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mô hình chưa hoàn thiện, trong đó điển hình là 3 điểm thuộc xã điểm xây dựng mô hình NTM do Ban Bí thư chỉ đạo. Dù vậy, ở hầu hết các điểm thực hiện đã khơi dậy tính tự giác vươn lên của người dân tham gia và trách nhiệm của cộng đồng. Người dân đã bàn bạc, đồng thuận lựa chọn công việc và góp công sức, vật liệu cùng xây dựng quê hương.

Việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ đã phát huy hiệu quả gì cho người dân, thưa ông?

Mặc dù số vốn hỗ trợ khá khiêm tốn chỉ vài trăm triệu đồng/năm nhưng đã cải thiện điều kiện đi lại, ăn ở của bà con trong thôn, bản, ấp; làm đường, công trình vệ sinh, nước sạch, môi trường (Tuyên Quang); hỗ trợ cơ sở phát triển nghề thủ công (Hưng Yên)…Nhiều nơi đến nay đã góp phần thay đổi rõ rệt bộ mặt làng quê, người dân được nâng cao điều kiện sống, sinh hoạt và phát triển sản xuất.

Quá trình triển khai các mô hình, việc thi công và giám sát được tổ chức như thế nào?

Hệ thống giao thông, thuỷ lợi và điện sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và phát triển kinh tế của người dân vùng nông thôn. Do vậy, việc thi công đều do người dân tổ chức hoặc cá nhân trên địa bàn ứng vốn làm trước. Việc giám sát được giao cho Ban giám sát thôn, bản do cộng đồng cử ra và chịu trách nhiệm liên đới về chất lượng công trình nên giá thành rất rẻ, chất lượng công trình cao, không có kiện cáo.

Còn việc đầu tư vào SX cho người dân thì sao?

Cùng với hạ tầng các mô hình đã giúp người dân lựa chọn cây, con, nghề SX có lợi thế ở địa phương để đầu tư giống, kỹ thuật, thiết bị công cụ…với mục tiêu “mỗi làng, một nghề”. Đến nay, ở nhiều điểm mô hình đã phát huy tốt hiệu quả. Đây cũng là kinh nghiệm quan trọng nhằm xác định nội dung xây dựng NTM giai đoạn tiếp theo.

Việc lồng ghép các dự án chương trình đang có ở địa phương vào mô hình NTM thì sao?

Trong 19,8 tỷ đã sử dụng xây dựng NTM ở 17 điểm mô hình chỉ có 10,6 tỷ vốn ngân sách, không kể công lao động của các chủ hộ dân.

Những hạn chế là gì? Theo ông, trong giai đoạn tiếp cần thực hiện như thế nào?

Sự phối hợp với các ngành, các cấp địa phương lúc đầu còn chưa khớp, ở một số nơi cán bộ tư vấn làm trực tiếp với lãnh đạo xã và Ban phát triển thôn, bản, không có mối quan hệ nào với huyện và tỉnh, không huy động được các lực lượng đoàn thể tham gia.

Giữa Cục Kinh tế hợp tác- PTNT và bên tư vấn cũng có nhiều bất đồng trong nội dung, phương pháp tiến hành. Từ đó dẫn đến tình trạng 2 năm đầu, nhiều điểm chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể mà chỉ mới lập được một bản liệt kê các đầu công việc. Do vậy, khó xác định được khối lượng công việc cần làm, kinh phí cần có bao nhiêu và khả năng đóng góp của người dân thế nào...

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất