| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT cải cách với tư duy đổi mới

Thứ Ba 25/12/2018 , 08:34 (GMT+7)

Xây dựng Chính phủ điện tử gắn với CCHC và đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành được xác định là một trong những công việc khó nhưng được lãnh đạo Bộ NN-PTNT quán triệt không thể không làm.

Thực hiện chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ NN-PTNT với sự chỉ đạo quyết liệt, đổi mới của lãnh đạo Bộ, nỗ lực của các đơn vị trực thuộc đã đạt được kết quả quan trọng trong đơn giản TTHC, kiểm tra chuyên ngành và điều kiện đầu tư, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, NNVN có cuộc trao đổi với Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Thị Kim Anh.

15-40-16_nguyen-kim-nh-vu-truong-vu-php-che-bonn
Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Thị Kim Anh

Thưa Bà Kim Anh, xây dựng Chính phủ điện tử gắn với CCHC và đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành là việc khó khăn, không thể một lúc làm ngay mọi thứ, vậy Bộ NN-PTNT xác định lộ trình thực hiện, thời điểm, thời gian, công việc cụ thể rao sao?

Xây dựng Chính phủ điện tử gắn với CCHC và đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành được xác định là một trong những công việc khó nhưng được lãnh đạo Bộ NN-PTNT quán triệt không thể không làm.

Thứ nhất, Bộ NN-PTNT có 33 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực nông nghiệp với 345 điều kiện cụ thể. Ngày 17/8/2018, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 123/2018/NĐ-CP, cắt giảm 173/345 điều kiện (đạt tỷ lệ 50%), trong đó 65 điều kiện sửa đổi, đơn giản hóa, 108 điều kiện được bãi bỏ.

Số điều kiện còn lại được quy định trong Luật Lâm nghiệp, Thủy sản đã ban hành (có hiệu lực từ 1/1/2019) và Luật Trồng trọt, Chăn nuôi mới được Quốc hội thông qua, theo hướng không duy trì điều kiện kinh doanh không cần thiết, tạo sự chủ động tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư.

Thứ hai, đầu năm 2018, Bộ đã thực hiện rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở hàng hóa gắn mã HS thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ từ 7.698 xuống còn 1.768 dòng hàng (tỷ lệ cắt giảm trên 77%), được quy định cụ thể tại Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ.

Đặc biệt, Bộ NN-PTNT cũng tiến hành thay đổi phương thức kiểm tra chuyên ngành khi chuyển đổi mạnh mẽ quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm. Xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan.

Bà có thể nói rõ hơn chủ trương thay đổi phương thức kiểm tra chuyên ngành quan trọng này của Bộ NN-PTNT năm 2018 và các năm tiếp theo không?

Thứ nhất, thay đổi phương thức kiểm tra từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với 1.880 dòng hàng, gồm giống thủy sản nhập khẩu thông thường, giống cây trồng, giống vật nuôi được phép SXKD tại Việt Nam và muối.

Thứ hai, giao một đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với 6 nhóm hàng chịu sự kiểm tra chuyên ngành của nhiều đơn vị thuộc Bộ: Kén tằm, côn trùng, giống thủy sản, TĂCN, TĂTS có nguồn gốc động vật, thực vật giúp rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Thứ ba, thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa là động vật, sản phẩm động vật theo nguyên tắc quản lý rủi ro, tần suất và phân luồng ưu tiên. Loại bỏ sản phẩm thủy sản đã chế biến chín, đóng bao bì kín, có nhãn mác theo quy định và sử dụng để ăn ngay ra khỏi Danh mục sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch. Thay đổi tần suất kiểm dịch đối với một số nhóm sản phẩm hàng hóa, thống nhất một đầu mối kiểm tra đối với cùng một mặt hàng.

Thứ tư, Bộ đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 32/63 TTHC liên quan tới kiểm tra chuyên ngành. Các TTHC đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa tập trung vào các nội dung như: Đơn giản hóa, lược bỏ một số giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu thực hiện; Đơn giản hóa trình tự thực hiện; Giảm thời gian giải quyết TTHC. Theo tính toán sơ bộ ban đầu, việc cắt giảm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành của Bộ, ước tính tiết kiệm được khoảng 1,8 triệu ngày công/năm, tương đương 1.291 tỷ đồng/năm.

15-40-16_nh2
Việc cắt giảm mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành của Bộ NN-PTNT, ước tính tiết kiệm được khoảng 1,8 triệu ngày công/năm, tương đương 1.291 tỷ đồng

Đến nay, Bộ cũng đã hoàn thành việc ban hành 6/8 thông tư để thực thi phương án đơn giản hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Đối với những Thông tư còn lại, các đơn vị đang gấp rút hoàn thiện trình Bộ trưởng ban hành trong năm 2018.

Với tinh thần Chính phủ kiến tạo, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, việc áp dụng Chính phủ điện tử tại Bộ NN-PTNT đang được triển khai như thế nào thưa Bà?

Bộ NN-PTNT đã tích cực, chủ động triển khai việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Đến nay, Bộ có 13 TTHC đã kết nói Cổng thông tin một cửa quốc gia; 18 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Tính từ đầu năm đến ngày 30/11/2018, các đơn vị thuộc Bộ tiếp nhận, xử lý giải quyết hồ sơ TTHC cấp phép điện tử qua Cổng một cửa quốc gia với tổng số 253.061 hồ sơ. Trong đó, đã xử lý, giải quyết và cấp phép/Giấy chứng nhận điện tử 228.494 hồ sơ, đang xử lý 24.567 hồ sơ. Tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ là 6.155 hồ sơ.

Xin cảm ơn Bà!

“Bộ NN-PTNT xác định quan điểm xây dựng Chính phủ điện tử theo hướng đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa CCHC, đổi mới lề lối phương thức làm việc với ứng dụng CNTT, xác định ứng dụng CNTT là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, thúc đẩy cải cách TTHC và lấy sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo trong phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ.” Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Kim Anh.

 

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất