| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT giao ban với các tỉnh: Miền Bắc lo giữ rừng, miền Trung lo giữ lúa

Thứ Sáu 09/04/2010 , 09:48 (GMT+7)

SX quý I ngành nông nghiệp đạt nhiều thành tựu với mức tăng trưởng 5,8%, nhưng nhiệm vụ thời gian tới còn nặng nề, nhất là năm nay lại là năm cuối của nhiệm kỳ kế hoạch...

“SX quý I ngành nông nghiệp đạt nhiều thành tựu với mức tăng trưởng 5,8%, nhưng nhiệm vụ thời gian tới còn nặng nề, nhất là năm nay lại là năm cuối của nhiệm kỳ kế hoạch. Do đó ngành NN-PTNT cùng các địa phương cần nỗ lực nhiều hơn nữa”, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định trong cuộc họp trực tuyến với các tỉnh duyên hải miền Trung (DHMT), Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. 

Nóng chuyện khô hạn, dịch bệnh

Cả 14 tỉnh DHMT và Tây Nguyên đăng đàn tại cuộc giao ban trực tuyến, đều “kêu” chung một tình trạng, đó là hạn hán. Theo các địa phương, trước khi bước vào vụ ĐX, khu vực này chịu ảnh hưởng lớn bởi thiệt hại do cơn bão số 9 và số 11, hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ cho tưới tiêu bị hư hỏng nặng, thiếu giống lúa, ngô…

Trong thời điểm vụ ĐX, tuy có vài cơn mưa trái mùa gây ngập cục bộ, song ảnh hưởng của El Nino đã làm nắng hạn kéo dài. Thống kê của các tỉnh cho thấy, từ cuối tháng 1/2010 đến nay hầu như không có mưa, mực nước trên các sông xuống thấp dẫn đến tình trạng ngập mặn ở Quảng Nam, hạn hán xảy ra cục bộ trên lúa và diện rộng đối với cây công nghiệp và rau màu của các tỉnh Gia Lai, Đăklăk, Đăk Nông…Ông Nguyễn Văn Bằng, PGĐ Sở NN-PTNT Đăk Nông thông tin: “Hiện khô hạn đã xảy ra ở khoảng 10% diện tích lúa của tỉnh, trong đó nhiều khu vực có nguy cơ mất trắng. Nghiêm trọng hơn, 10 nghìn ha cà phê ở huyện Đăk Min và một số huyện phía Bắc đang thiếu nước trầm trọng”.

“Tố khổ” như Đăk Nông, nhưng ở Đăklăk, tình hình hạn hán còn nghiêm trọng hơn nhiều. Hiện diện tích lúa ĐX bị hạn của tỉnh này đã lên đến hơn 7.000/40.000 ha toàn tỉnh. Không những thế, nhiều diện tích lúa còn bị nhiễm bệnh đạo ôn, vàng lùn – lùn xoắn lá và cá biệt có nơi còn có rầy nâu. Sở NN-PTPT tỉnh này “khẩn cấp” đề nghị Bộ NN-PTNT cứu trợ bằng biện pháp kỹ thuật cũng như kinh phí chống hạn, trừ bệnh.

Theo ông  Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), do khô hạn và thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh hại cây trồng phát triển mạnh ở nhiều nơi. Tại Bình Định, Lâm Đồng, Đăk Nông, bệnh đạo ôn, chuột phát sinh, đặc biệt là đã xuất hiện bệnh lùn sọc đen rải rác tại Quảng Nam gây thiệt hại tổng diện tích hơn 45ha. Tại Lâm Đồng, rầy nâu mang mầm bệnh VL-LXL đã xuất hiện và có nguy cơ lan rộng.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chỉ đạo, các địa phương quan tâm đến vệ sinh đồng ruộng, đồng thời xử lý hạt giống, giám sát chặt chẽ bệnh rầy lưng trắng. “Các tỉnh cần cân đối khung thời vụ để vừa phòng chống được hạn, sâu bệnh và đạt năng suất cao bằng cách gieo sạ sớm, lựa chọn giống ngắn ngày. Đồng thời, cần bố trí kinh phí kịp thời để chống dịch”, Thứ trưởng Bổng lưu ý.

Lo nhất cháy, phá rừng

Tại cuộc giao ban, lãnh đạo ngành NN- PTNT các tỉnh miền núi phía Bắc liên tục kêu khó về tình hình thời tiết ảnh hưởng đến sản xuất vụ ĐX. Tuy nhiên, vấn đề nêu ra nhiều nhất vẫn là công tác bảo vệ rừng, tình trạng cháy rừng, phá rừng.

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Lai Châu, chỉ trong quý I, toàn tỉnh đã xảy ra 212 vụ cháy với thiệt hại 312 ha rừng. Nguyên nhân chính được lý giải là do từ đầu năm đến nay, lượng mưa ít, lớp thực bì khô, đồng thời do ý thức của một bộ phận người dân kém dẫn đến cháy rừng. Đồng quan điểm trên, GĐ Sở NN-PTNT Cao Bằng Nguyễn Đình Chương, cho biết, diện tích cháy rừng của tỉnh này còn lớn hơn với 338ha, trong đó có đến 279ha rừng phòng hộ.

Hạn còn khốc liệt hơn

Ông Bùi Minh Tăng, GĐ Trung tâm DBKTTV TƯ cho biết, lượng mưa trong thời gian tới ở khu vực DHMT và Tây Nguyên phổ biến ở mức dưới 30mm, nhiệt độ cũng tăng so với trung bình nhiều năm từ 0,5 – 1 độ C. Dự kiến thời gian tới sẽ có 3-4 đợt nắng nóng, từ 36-39 độ C, mùa mưa cũng đến chậm hơn từ 15 ngày đến 1 tháng, thậm chí có nơi cuối tháng 5 mới có mưa. Do vậy, hạn còn trầm trọng.

Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, quý I khu vực này đã xảy ra 316 vụ cháy rừng, làm cháy 2.247ha, gây thiệt hại 1.679ha. Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho biết, thời gian tới, tình trạng này sẽ vẫn tiếp diễn. Ngoài việc cháy rừng, tình trạng phá rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng nghiêm trọng với 2.434 vụ chỉ trong quý I với 2.684m3 gỗ bị tịch thu. Cũng theo Tổng cục này, lâm tặc ngày càng táo tợn và ngang nhiên, thậm chí công khai và chống lại người thi hành công vụ. Mới đây nhất, ngày 29/3, tại Hạt Kiểm lâm Võ Nhai (Thái Nguyên), anh Phạm Văn Tiến, cán bộ kiểm lâm nghe thấy tiếng động ở nhà kho, khi kiểm tra thì bất ngờ bị vật cứng đánh vào đầu gây chấn thương. Cùng lúc đó, những khối gỗ nghiến vừa được cơ quan chức năng bắt tại rừng Võ Nhai buổi chiều đã bị lâm tặc tẩu tán.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, báo chí đã phản ánh liên tục trong thời gian gần đây tình trạng phá rừng. “Tôi cho rằng cán bộ địa phương, đặc biệt là cấp xã, tỏ ra chưa có trách nhiệm với công tác bảo vệ rừng. Là những người gần rừng, gần dân hơn ai hết, đương nhiên chuyện chặt phá rừng của lâm tặc, cán bộ địa phương không thể nói là không biết. Thời gian tới, Bộ NN-PTNT cùng với một số bộ, ngành liên quan sẽ kiến nghị với Chính phủ có chế tài chặt chẽ hơn, gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc giữ rừng”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm