| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT kiểm tra tình hình thiệt hại về nông nghiệp tại Khánh Hòa

Thứ Bảy 11/11/2017 , 19:35 (GMT+7)

Ngày 11/11, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt dẫn đầu đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại về SXNN tại huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa).

Đoàn đã ghé thăm vườn cây ăn trái trồng sầu riêng, bưởi với diện tích rộng hơn 1ha của gia đình ông Nguyễn Hùng Sơn, thôn Đông, xã Sông Cầu. Tại đây đoàn đã chứng kiến cây trồng bị đổ gãy hàng loạt.

16-29-43_cy_bi_do_gy_vi_tng_dt_qu_mong_nhung_nong_dn_de_tn_nhieu
Cây trồng bị đổ gãy hàng loạt

Dừng lại cây bưởi bị trốc gốc có thể phục hồi được, ông Cục trưởng Cục Trồng trọt yêu cầu cán bộ Trạm Trồng trọt - BVTV huyện hướng dẫn bà con các biện pháp khôi phục bằng cách dựng lại, nén chặt đất, rồi chắng buộc cẩn thận. Đồng thời thường xuyên theo dõi vườn cây để kịp thời phát hiện bệnh rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Có thể dùng các loại thuốc nấm như Ridomil hoặc Aliette...để tưới gốc.

Về hướng dẫn bà con khôi phục lại SX, bà Phạm Thị Bưởi, phụ trách Trạm Trồng trọt-BVTV huyện báo cáo là sau bão cán bộ trạm đã hướng dẫn cụ thể cho bà con về các giải pháp.

Với những cây sầu riêng bị gãy cành, Cục trưởng Cục Trồng trọt hướng dẫn nông dân dùng cưa chuyên dụng cắt cành gãy, vệ sinh đồng ruộng. Tại vị trí cưa nên dùng dung dịch thuốc nấm gốc đồng quét vào vết cưa để hạn chế tác hại của nấm xâm nhập vào cành gây hại.

16-29-43_cuc_truong_cuc_trong_trot_huong_dn_nong_dn_ct_cnh_gy_de_khoi_phuc_cy
Cắt cành gãy để khôi phục cây

Sau khi đi khảo sát hết vườn cây ăn trái nhà ông Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng những cây sầu riêng bị đỗ gãy, bật gốc hoàn toàn vì tầng đất quá mỏng nhưng để tàn quá nhiều. Vì vậy, khuyến cáo bà con sau này nên có biện pháp hạ độ cao cho phù hợp.

Với vườn cây có diện tích hay khu vực nào đã mất trên 40% thì tiến hành biện pháp thu dọn và xác định chủng loại cây trồng phù hợp để trồng lại toàn bộ.

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Khánh Hòa, tính đến thời điểm tại bão số 12 đã làm thiệt hại khoảng 29.000 ha cây trồng các loại, trong đó lúa 4.374 ha, rau màu 2.066 ha, diện tích cây công nghiệp 668 ha, cây ăn quả 7.200 ha, cây hàng năm hơn 15.000 ha...

16-29-43_cuc_truong_cuc_trong_trot_kiem_tr_cy_buoi_bi_troc_goc
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt kiểm tra cây bưởi bị trốc gốc
16-29-43_vuon_cy_n_tri_nh_ong_son_o_x_song_cu_bi_thiet_hi_nng_ne_do_bo_gy_r
Một vườn cây ăn trái thiệt hại nặng nề do bão gây ra

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm