| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT sẽ căn bản giải ngân hết vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020

Thứ Tư 19/08/2020 , 10:13 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT cam kết đến hết năm 2020, sẽ căn bản giải ngân hết số vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm việc với Bộ NN-PTNT về tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công các dự án đầu tư xây dựng do Bộ NN-PTNT quản lý. Ảnh: Tùng Đinh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm việc với Bộ NN-PTNT về tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công các dự án đầu tư xây dựng do Bộ NN-PTNT quản lý. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 19/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã làm việc với Bộ NN-PTNT về tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công các dự án đầu tư xây dựng do Bộ NN-PTNT quản lý.

Theo Bộ NN-PTNT, giai đoạn 2016-2020, Bộ NN-PTNT được phân bổ trên 70 nghìn tỉ đồng, và đã được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết cho các dự án hơn 69,9 nghìn tỉ đồng (đã bao gồm 10% dự phòng), với tổng số dự án được giao là 288 dự án.

Tính lũy kế đến 31/7/2020, tỉ lệ giải ngân vốn ngân sách do Thủ tướng giao đạt 79%, vốn trái phiếu Chính phủ giao đạt 65%, vốn ODA đạt 88% (trung bình đạt 74,3%).

Theo Bộ NN-PTNT, số vốn còn lại 17.956 tỷ đồng (chiếm 25,7%) vốn trung hạn chưa giải ngân, trong đó gồm 10.047,4 tỷ đồng sẽ được giải ngân trong 5 tháng cuối năm 2020 và 7.908,6 tỷ đồng sẽ giao vốn và giải ngân trong năm 2021.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, đối với các Dự án trái phiếu Chính phủ, các hợp phần xây dựng đến nay không vướng mắc về thủ tục, không tăng tổng mức đầu tư, tỉ lệ giải ngân cả năm 2020 sẽ đạt 100%.

Tuy nhiên đối với các hợp phần giải phóng mặt bằng, các địa phương triển khai rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ hợp phần xây lắp, chưa đạt kế hoạch mà các tỉnh đã cam kết, đặc biệt tập trung ở 3 dự án lớn (hồ Cánh Tạng tỉnh Hòa Bình, hồ Krông Pách tỉnh Đắc Lắc và hồ Bản Mồng tỉnh Nghệ An). Tỉ lệ giải ngân cả năm 2020 có thể chỉ đạt 69%.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp báo cáo về tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp báo cáo về tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của Bộ NN-PTNT. Ảnh: Tùng Đinh.

Đối với các dự án ODA, tỉ lệ giải ngân sẽ đạt 92,1% nếu điều chuyển 1.808 tỷ không có nhu cầu. Tỉ lệ giải ngân vốn ngân sách sẽ đạt 97% kế hoạch năm 2020.

Bộ NN-PTNT đề nghị để tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công 2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn tiềm ẩn, Chính phủ cần cho phép cách ly trong phạm vi công trường xây dựng, mỗi công trường là một khu vực cách ly khi phải cách ly.

Đề nghị Bộ KH-ĐT trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch trung hạn 2016-2020 linh hoạt, kịp thời, không nhất thiết phải chờ đủ đề xuất của các Bộ, ngành cả nước để trình như vừa qua.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chuyển 1.808 tỷ đồng vốn nước ngoài không có nhu cầu của Bộ NN-PTNT cho các chương trình khác như kiến nghị của Bộ KH-ĐT. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương quyết liệt trong giải phóng mặt bằng, đặc biệt là 3 công trình lớn (gồm Hồ Cánh Tạng tỉnh Hòa Bình, hồ Bản Mồng tỉnh Nghệ An và hồ Krông Pách thượng tỉnh Đắc Lắc).

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của 2 dự án (hồ Sông Chò tỉnh Khánh Hòa, hồ Mỹ Lâm tỉnh Phú Yên) theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020. Bộ NN-PTNT đã thẩm định và trình Thủ tướng trước ngày 15/7/2020.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phép kéo dài thời gian hợp phần xây lắp phù hợp với thời gian giải phóng mặt bằng đối với dự án do địa phương triển khai chậm hoặc thiếu vốn đối ứng GPMB.

Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Tài chính lấy số liệu giải ngân vốn nước ngoài theo kết quả kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá giai đoạn tới (2021-2025), ngành nông nghiệp sẽ có nhiều nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có nhu cầu sử dụng vốn đầu tư rất lớn như phát triển vùng ĐBSCL bền vững và nhiều nhiệm vụ khác về thủy lợi, bảo vệ dự trữ nguồn nước ngọt, đầu tư nâng cấp hồ đập, gia cố bảo vệ đê điều, hệ thống hạ tầng thủy sản...

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.