| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN&PTNT: Bác ý kiến đề nghị chuyển đổi 1800 ha rừng đặc dụng của tỉnh Thái Nguyên!

Thứ Năm 06/12/2018 , 10:25 (GMT+7)

Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có văn bản số 8722 BNN-TCLN trả lời về việc điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Thái Nguyên.

Tại văn bản này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn kiên quyết đề nghị tỉnh Thái Nguyên không chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên. Được biết, ngày 23/10/2018, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Tờ trình điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trong đó dự kiến sẽ chuyển  1800 ha rừng đặc dụng sang rừng sản xuất….
 

Liên tục xin điều chỉnh quy hoạch rừng?

Mới vài tháng trước đây, sau khi xét đề nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên , đích thân Thủ  tướng CP Nguyễn Xuân Phúc đã kí Nghị quyết 51 ngày 10/5/2017 , phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 của tỉnh Thái Nguyên. Theo Nghị quyết  CP thì tổng diện tích đất rừng đặc dụng của tỉnh Thái Nguyên là 43.360 ha. 

Rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc có đủ tiêu chí để trở thành rừng đặc dụng?

Tuy nhiên, đến tháng 10/2018  số liệu trong Báo cáo kết quả điều chỉnh 3 loại rừng của tỉnh Thái Nguyên thì diện tích rừng đặc dụng chỉ có 40.261 ha. Tức là có sự sai khác tới 3098 ha.

Ngày 23/10/2018 tỉnh Thái Nguyên có Tờ trình số 128 gửi Bộ NN&PTNT đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng 1851 ha. Trong đó chuyển 30,95 ha rừng tự nhiên sang quy hoạch rừng phòng hộ, chuyển 1703 ha rừng tự nhiên sang rừng sản xuất và chuyển hẳn 117 ha rừng tự nhiên ra ngoài quy hoạch rừng. 

Một mặt xin chuyển đổi rừng đặc dụng sang rừng sản xuất, mặt khác tỉnh Thái Nguyên lại  đề xuất đưa 1725 ha rừng phòng hộ  Hồ Núi Cốc vào quy hoạch rừng đặc dụng với lý do để bảo vệ cảnh quan Hồ Núi Cốc.
 

Thực hiện nghiêm chương trình hành động của Chính Phủ

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, tháng 8/2017,  tại Nghị quyết 17  Chính Phủ đã ban hành Chương trình hành động về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Trong đó có nội dung yêu cầu UBND các tỉnh, TP thực hiện việc không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần thiết do Thủ tướng Chính phủ quyết định) giao Bộ NN&PTNT Ban hành cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Quy định về việc dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên. Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ NN&PTNT kiểm tra, giám sát, chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất gắn liền với giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Và giao UBND các tỉnh phải thu hồi toàn bộ đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật để trồng lại rừng; chấm dứt tình trạng mua, bán và "hợp thức hóa" quyền sử dụng đất do phá rừng trái pháp luật.


Văn bản trả lời của Bộ NN&PTNT

Vì vậy, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng diện tích quy hoạch rừng đặc dụng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020). Bộ NN&PTNT đề nghị tỉnh Thái Nguyên không chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng đối với diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ xung yếu, rất xung yếu. Trong trường hợp chuyển sang mục đích khác thì phải thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/2017 của Chính Phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Việc đưa loại rừng khác vào quy hoạch rừng đặc dụng cũng phải căn cứ tiêu chí rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 117/2010/ NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

Xem thêm
Đồng Tháp cần huy động mọi nguồn lực, thế mạnh đặc trưng để bứt phá

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Đồng Tháp cần huy động mọi nguồn lực, các thế mạnh đặc trưng để bứt phá, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ĐBSCL và cả nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.