| Hotline: 0983.970.780

Bọ phấn hại dưa

Thứ Tư 13/05/2015 , 06:13 (GMT+7)

Hiện đang là thời điểm nắng nóng khô hanh vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngưỡng nhiệt độ từ 27 - 34 độ C là điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhất cho bọ phấn phát sinh phát triển.

Đây chính là lý do khiến nhiều vùng dưa chuyên canh đang bị bọ phấn gây hại mạnh. Song, hạn chế lớn nhất hiện nay là rất nhiều nông dân trồng dưa khi nhìn thấy lá bị vàng lại cho rằng dưa bị bệnh vàng lá. Do đó họ dùng rất nhiều loại thuốc trừ bệnh phun trừ nhưng không hiệu quả.

Tại vùng chuyên canh dưa các loại tại xã Gia Lương, huyện Gia Lộc hay vùng dưa Linh Xá, huyện Nam Sách (Hải Dương), qua điều tra cho thấy tỷ lệ lá dưa bị vàng lên tới 20 - 30%.

Để nông dân không nhầm tưởng dưa vàng lá là do nấm bệnh gây hại, xin lưu ý một số vấn đề sau:

+ Cách nhận diện, phát hiện bọ phấn: Kiểm tra kĩ những lá non, lá bánh tẻ và ngọn dưa (nhìn ở phần mặt dưới của lá, phía trong kẽ lá non) vào lúc chiều mát sẽ thấy sự có mặt của bọ phấn: Có thể là con trưởng thành màu trắng bay nhanh hay bọ phấn non sống thành ổ, màu vàng di chuyển chậm.

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bọ phấn là loài côn trùng chích hút đa thực gây hại nhiều cây như cà chua, đậu đỗ, dưa các loại, khoai tây, lạc…

Trưởng thành ban ngày ở dưới mặt lá, hoạt động rất linh hoạt, toàn thân và cánh phủ một lớp phấn màu trắng nên được gọi là bọ phấn. Trưởng thành thích đẻ trứng trên các lá bánh tẻ, mỗi con cái đẻ trung bình khoảng 70 quả.

Sâu non nở ra bò chậm chạp trên lá và sống cố định một chỗ. Bọ phấn là loài sâu phát triển quanh năm trên đồng ruộng, cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch.

Thời tiết nóng và khô khiến bọ phấn phát dục càng nhanh, vòng đời càng ngắn (22 - 23 ngày). Chúng rất nhanh quen thuốc khi phun ở nồng độ cao hoặc phun thường xuyên định kì.

Bọ phấn có kích thước rất nhỏ (chỉ trên 1 mm) cả trưởng thành và sâu non đều chích hút dịch ở lá, ngọn và phần thân non. Cây thiếu đạm hay bị ngập úng thì bọ phấn tấn công nhiều hơn.

Mật độ bọ phấn nhiều trên lá sẽ làm cho lá, ngọn mất diệp lục và biến vàng nhưng không khô rạc. Những chỗ có bọ phấn gây hại thường phủ một lớp bụi màu trắng. Quan trọng hơn bọ phấn còn là môi giới truyền bệnh khảm dưa (bệnh virus) hiện không có thuốc chữa.

+ Cách phòng trừ:

- Không nên trồng dưa tập trung và liên tục nhiều vụ.

- Bón phân cân đối đầy đủ cho dưa (đa, trung, vi lượng) và bổ sung phân canxi để thân lá dưa được cứng chắc. Không để dưa đói đạm.

- Sử dụng chế phẩm vi sinh như nấm bột trắng Beauveria bassiana hoặc nấm Paecilomyces fumosoroseus tấn công trên ấu trùng và trưởng thành. 

- Trồng những cây có hoa ở bờ ruộng hoặc gần cây trồng.

- Sử dụng tấm bẫy dính màu vàng cắm trên ruộng dưa để thu bắt trưởng thành (bọ phấn rất thích màu vàng).

- Phun tỏi hay ớt cũng sẽ xua đuổi được bọ phấn.

- Khi cần thiết có thể sử dụng một trong những thuốc trừ sâu hóa học có tính nội hấp và lưu dẫn mạnh như Confidor 100SL, Actara 25WG, Sherzol, Oshin 20WP, Mospilan 3EC hoặc 20SP, Amira 25WG, Gepa 50WG…

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm