| Hotline: 0983.970.780

Bỏ phố về quê

Thứ Năm 08/03/2012 , 10:14 (GMT+7)

Họ là những cặp vợ chồng trẻ ngoại tỉnh - học xong đại học, kết hôn và mong muốn ở lại thủ đô lập nghiệp... Tuy nhiên, trong guồng quay khắc nghiệt của cuộc sống, khi mà đồng tiền kiếm ra chỉ vừa đủ để trang trải cho sinh hoạt hàng ngày thì khát vọng ở lại thành phố vẫn còn nhiều trắc trở.

Trước tình trạng giá cả leo thang, giá bất động sản dù giảm cũng cao ngất ngưởng, để mua được nhà riêng ở thủ đô là giấc mơ xa vời đối với đại đa số dân tỉnh lẻ lên phố mưu sinh. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người đã chọn con đường trở lại quê hương.

Vật lộn với cuộc sống thành thị

Họ là những cặp vợ chồng trẻ ngoại tỉnh - học xong đại học, kết hôn và mong muốn ở lại thủ đô lập nghiệp. Họ là những người đã từng có rất nhiều tham vọng lớn lao. Tuy nhiên, trong guồng quay khắc nghiệt của cuộc sống, khi mà đồng tiền kiếm ra chỉ vừa đủ để trang trải cho sinh hoạt hàng ngày thì khát vọng ấy ít nhiều bị ảnh hưởng…

Cái ngày Tuấn ngỏ ý cưới Hoa và thuyết phục cô ở lại Hà Nội, Hoa cũng đôi chút phân vân. Bởi sẽ có vô vàn những hệ lụy kéo theo đó: Xin việc làm ở đâu, thuê nhà thế nào, liệu thu nhập của hai đứa có đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, hay chỉ là sự “nâng cấp” cuộc sống sinh viên chút đỉnh?. Nhưng rồi, vì tình yêu và lời hứa quyết tâm của Tuấn, Hoa gật đầu đồng ý. Khi cả hai chưa có thu nhập ổn định thì vợ chồng họ chấp nhận thuê nhà trong dãy trọ sinh viên. Ở đó, cũng có vài cặp vợ chồng trẻ mới cưới. Đồ dùng trong nhà thì tận dụng lại những đồ đã sắm từ thời sinh viên, tóm lại, cuộc sống của họ không khác 4 năm học đại học nhiều. Chỉ có điều sẽ phải lo tất cả chi phí sinh hoạt do cha mẹ không còn chu cấp.

Mấy tháng đầu, hai vợ chồng lao đi tìm việc, thử việc ở công ty này tới công ty khác, nhưng để có được chỗ làm ổn định, lương cao ngay là điều không tưởng. Lương thử việc chỉ đủ tiền xăng xe, điện thoại, họ tiêu dần vào số vốn ít ỏi có được sau đám cưới. Đã có lúc Hoa nghĩ tới mấy đứa bạn cùng học, giờ về quê làm việc, hầu như đứa nào cũng ổn định do có chỗ làm tử tế, thu nhập không cao bằng ở Hà Nội, nhưng chi tiêu cho cuộc sống cũng không nhiều. Hơn nữa, lại có gia đình ở bên hỗ trợ. Sao Hoa thấy thèm cuộc sống nhàn hạ và thảnh thơi đến thế. Nhưng hễ nói tới chuyện về quê là Tuấn cáu:

Em phải chịu khó một chút chứ. Mới hơi khổ đã kêu ầm ĩ. Không chấp nhận vất vả thì bao giờ mới khá lên được. “Giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”. Em cần nghĩ tới tương lai của con chúng ta. Anh muốn chúng sẽ không phải khổ như cha mẹ nữa, đi học đại học không phải chịu cảnh thuê nhà hay ở ký túc xá, rồi suốt đời không bằng bạn bằng bè.

Nhưng cuộc sống ở quê giờ cũng đâu khác Hà Nội là mấy. Hà Nội có gì, quê mình có đó: Siêu thị, internet, truyền hình cáp… Hoa cự nự.

Cái bằng của anh và em đem về quê sử dụng cho phí đi à? Về quê, em sẽ chỉ là cô giáo dạy cấp 3, và anh không hơn gì là thằng nhân viên quèn. Ở quê làm gì có cơ hội phát triển tài năng bằng Hà Nội.

Thường mỗi cuộc tranh cãi không có hồi kết thúc. Nhưng Hoa đành nhịn cho êm cửa êm nhà. Dù trong lòng vẫn ấm ức.

Hương và Hoàng cũng trong cảnh tương tự. Cả hai quen nhau khi làm cùng công nhân tại nhà máy bao bì ở khu công nghiệp Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Với họ, đồng lương công nhân ít ỏi thật khó chi trả cho cuộc sống ở thành phố. Thuê nhà gần khu công nghiệp, dù rẻ hơn trong nội thành nhưng tiền điện, tiền nước cao ngất ngưởng. Hương và Hoàng chưa bao giờ dám nghĩ tới việc mua nhà, mua đất. Họ cũng chẳng nghĩ tới chuyện về quê, bởi không có bằng cấp như họ, về quê không biết làm gì để sống khi mà đất nông nghiệp đang bị thu hẹp và hầu như làng không có nghề phụ. “Cứ sống vậy thôi, tới đâu hay tới đó. Ở công ty mình, nhiều vợ chồng đã ở tuổi 50 vẫn thuê nhà, vẫn sống dù phải tằn tiện”. Hương tâm sự.

Quay đầu về… bờ

Thực tế, không ít vợ chồng trẻ do không đủ sức trụ lại thành phố đã “quay đầu về bờ” – nơi mà gia đình lúc nào cũng chờ đón và tạo điều kiện giúp đỡ họ tận tình. Như trường hợp của Mai (quê Thái Nguyên) và Nam (Hà Tĩnh). Cả hai cùng tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân với tấm bằng giỏi, Nam đã được chú họ hứa hẹn xin việc cho tại sân bay Nội Bài. Còn Mai, sau mấy tháng lăn lộn trong công ty liên doanh thấy quá “oải”. Sức người nhỏ bé như cô không kham nổi, cộng thêm bao nỗi lo chồng chất về tương lai.

Dù gia đình Mai cũng có điều kiện tại Thái Nguyên, nhưng để mua cho vợ chồng cô một căn nhà ở Hà Nội thì thật khó. Trong khi ấy, bố mẹ Mai có quan hệ tốt với các quan chức trong tỉnh, nên chuyện xin việc cho hai người nằm trong tầm tay. Hơn nữa, ở Thái Nguyên sẵn có nhà cửa, nếu về, họ sẽ không phải lo bất cứ điều gì. Sau nhiều tháng băn khoăn, cuối cùng Nam chấp nhận cùng Mai về quê vợ.

Sau mấy tháng về quê nghỉ sinh, được gia đình tư vấn, Nhiên cũng bàn với chồng về quê lập nghiệp. Dù họ đã có công việc khá tốt với mức lương cao ở Hà Nội. “Lương cao so với ở quê thôi, chứ sống ở Hà Nội tiêu bao nhiêu chả hết. Tính ra, mỗi tháng giỏi lắm hai vợ chồng tiết kiệm được dăm, bảy triệu. Mấy chục năm nữa mới mua được nhà? Chưa kể bao nhiêu chi phí phát sinh sau khi sinh con, thuê ôsin, lo con ăn học?”, Nhiên tính.

Theo các chuyên gia xã hội học, quyết định trở về quê hay bám trụ tại thành phố là lựa chọn của mỗi cá nhân và tùy điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định, người trong cuộc nên cân nhắc một số yếu tố như: Điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường ở vùng quê mình muốn chuyển về như thế nào, có phù hợp với mong muốn của bản thân và gia đình để ổn định cuộc sống lâu dài? Cơ hội để tìm kiếm công việc, phát triển ngành nghề của mình tại địa phương đó? Các mối quan hệ xã hội, gia đình và điều kiện học hành cho con cái khi trở về sẽ như thế nào...?

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm