| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 05/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 05/05/2015

Bổ sung các tội liên quan BHXH: Một đề xuất thuyết phục

Tại một hội thảo mới đây, Bộ Tư pháp cho biết, dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi sẽ bổ sung thêm các tội liên quan đến Bảo hiểm Xã hội (BHXH).

Đó là các tội “Trục lợi trong kinh doanh bảo hiểm” (điều 217); “Gian lận BHXH” (điều 218); “Gian lận Bảo hiểm Y tế" (điều 219) và “Trốn đóng BHXH, Bảo hiểm Y tế (BHYT) cho người lao động” (điều 220).

Theo đại diện Bộ Tư pháp, thì sở dĩ có đề xuất trên, là vì những năm gần đây, tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT ngày càng gia tăng ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước.

Theo quy định, thì doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên sẽ phải trả lãi bằng với lãi suất đầu tư của BHXH Việt Nam, hiện là 0,988%/tháng, tương đương với 11,8%/năm. So với vay ngân hàng, thì mức lãi này “dễ chịu” hơn nhiều.

Vì vậy, các doanh nghiệp cứ ỳ ra, chiếm dụng số tiền BHXH này để kinh doanh, mà lại chẳng cần giấy tờ, chẳng cần thế chấp, cũng chẳng cần phải thẩm định… và hàng chục thủ tục khác như khi đi vay ngân hàng.

Còn BHXH Việt Nam, dù có kiện các doanh nghiệp trốn đóng BHXH ra tòa, cũng không mấy hiệu quả.

BHXH Cần Thơ đã kiện 29 doanh nghiệp trốn đóng BHXH ra tòa với số tiền trốn đóng 34,54 tỷ đồng, nhưng kết cục chỉ thu hồi được 5,715 tỷ đồng.

BHXH Hải Dương đã khởi kiện 5 doanh nghiệp trốn đóng BHXH ra tòa với số tiền trốn đóng 19 tỷ, nhưng đến nay, 5 doanh nghiệp trên mới tạm nộp được 9 tỷ.

Từ năm 2010 đến nay, BHXH Hà Nội đã kiện 152 doanh nghiệp trốn đóng BHXH ra tòa, với số tiền trốn đóng là 187 tỷ đồng. Nhưng Tòa mới xử được 53 vụ, nghĩa là hơn 30% số vụ khởi kiện, thu hồi được 43,2 tỷ đồng, đạt 23%...

Kiện đã vất vả, nhưng thi hành án còn vất vả hơn nhiều. Tiền, thì doanh nghiệp không có. Mà cấn trừ bằng tài sản cũng không ổn. Nhiều doanh nghiệp trông bề ngoài thì có tài sản, nhưng thực tế tài sản ấy đã cầm cố, thế chấp cho ngân hàng.

Không ít doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, khi làm ăn thua lỗ, chủ doanh nghiệp trốn về nước, bỏ lại những tài sản kém giá trị, bán không ai mua, thậm chí có doanh nghiệp đi thuê từ mặt bằng cho đến thiết bị, máy móc…

Doanh nghiệp trốn đóng BHXH, những người thiệt hại đầu tiên và duy nhất chính là người lao động. Còn về lâu dài, hành vi trốn đóng BHXH sẽ gây nguy hại lớn cho an sinh xã hội. Tiền BHXH là của người lao động.

Vì vậy, về bản chất, việc trốn đóng BHXH, chiếm dụng số tiền đó chính là hành vi phạm pháp.

“Chủ trương hình sự hóa một số vi phạm pháp luật về bảo hiểm là rất đúng, rất kịp thời. Đây sẽ là liều thuốc đủ mạnh để trị các vi phạm về bảo hiểm hiện nay. Luật BHXH sửa đổi vừa thông qua đã cho phép cơ quan BHXH quyền thanh tra doanh nghiệp nợ BHXH.

Đây là biện pháp tốt nhằm ngăn ngừa doanh nghiệp trốn đóng BHXH. Nhưng dù sao, đó vẫn chỉ là biện pháp hành chính, chưa đủ mạnh để trừng trị các doanh nghiệp chiếm dụng BHXH.

Do vậy, chỉ có hình sự hóa một số vi phạm như trên mới có giá trị răn đe trực tiếp, khiến các doanh nghiệp phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình”, là ý kiến của giảng viên Trương Anh Tuấn (Khoa Bảo hiểm, trường Đại học Lao động - Xã hội TP Hồ Chí Minh), đã được rất nhiều chuyên gia về pháp luật trong hội thảo đồng tình.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm